Hành vi vượt quá trong đồng phạm được xác định thế nào?

Hành vi vượt quá trong đồng phạm được hiểu là việc người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá mà những những người đồng phạm khác không mong muốn thực hiện.

[?] Xin Luật sư cho biết hành vi vượt quá trong đồng phạm được xác định thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, hành vi vượt quá trong đồng phạm được xác định thế nào?

Đồng phạm được quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự như sau: "1.Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, nguoiwg giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."

Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, khái niệm này được thể hiện trong những vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia thì đều là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Nếu xét về tính nguy hiểm cho xã hội, thông thường đồng phạm sẽ có tính nguy hiểm cao hơn những hình thức phạm tội thông thường khác.

Thường những người đồng phạm sẽ chỉ thực hiện những hành vi mà họ đã bàn bạc trước đó. Tuy nhiên thực tiễn còn cho thấy, có nhiều trường hợp người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác đặt ra. Khoa học luật hình sự gọi là hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm.

Tóm lại, ta có thể hiểu hành vi vượt quá trong đồng phạm việc người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá mà những những người đồng phạm khác khác không mong muốn thực hiện.

Thứ hai, các dạng hành vi vượt quá trong đồng phạm

Để để đánh giá hành vi vượt quá trong đồng phạm, ta có thể chia thành các dạng sau đây:

i) hành vi vượt quá về chất lượng của hành vi:

Hành vi vượt quá về chất lượng hành vi trong vụ án đồng phạm được hiểu là việc người thực hành thực hiện hành vi vượt quá không cùng tính chất với tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện.

ii)hành vi vượt quá về số lượng của hành vi:

Hành vi vượt quá về số lượng hành vi được hiểu là việc người thực hành thực hiện hành vi vượt quá có cùng tính chất với hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện. Trong hành vi vượt quá về số lượng của hành vi ta còn có thể phân chia thành hành vi vượt quá đã cấu thành một tội phạm độc lập hoặc hành vi vừa quá chưa cấu thành một tội phạm độc lập

Tuy nhiên cũng phải lưu ý, việc phân loại hai loại hành vi thái quá như trên chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu khoa học, còn thực tiễn xét xử dù là thái quá về chất lượng hay về số lượng của hành vi thì những người đồng phạm khác đều không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi thái quá của người thực hành.


Bài viết được thực hiện bởi luật gia An Dương

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].