Pháp luật không quy định khi nào thì gọi là Giám đốc, khi nào thì gọi là Tổng giám đốc. Tuy nhiên, chỉ hợp lý khi doanh nghiệp có nhiều chức danh Giám đốc, thì người điều hành công ty mới gọi là Tổng giám đốc, tức là Giám đốc của các Giám đốc.
Giám đốc và Tổng giám đốc điều hành không phải hai chức danh khác nhau, mà chỉ là một chức danh. Việc gọi là Giám đốc hay Tổng giám đốc là tùy theo quy mô và cách lựa chọn khác nhau của mỗi doanh nghiệp.
- Giám đốc và Tổng giám đốc chỉ là một
Pháp luật không quy định khi nào thì gọi là Giám đốc, khi nào thì gọi là Tổng giám đốc. Tuy nhiên, chỉ hợp lý khi doanh nghiệp có nhiều chức danh Giám đốc, thì người điều hành công ty mới gọi là Tổng giám đốc, tức là Giám đốc của các Giám đốc.
Trong các điều luật nói riêng, trong các văn bản nói cung nếu viết cụm từ "Giám đốc hoặc Tổng giám đốc" thì sẽ tránh được sự nhầm lẫn đó là hai chức danh khác nhau. Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) viết rất rõ ràng là "Giám đốc hoặc Tổng giám đốc". Trong khi đó Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 lại viết "Tổng giám đốc (Giám đốc)" là thiếu rõ ràng, dễ gây ra nhầm lẫn. Luật Doanh nghiệp năm 2014, bên cạnh cách viết chuẩn xác là "Giám đốc hoặc Tổng giám đốc", thì vẫn còn nhiều chỗ viết "Giám đốc, Tổng giám đốc".
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoạt động theo cơ chế thủ trưởng, vì vậy thường có các Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tham mưu, giúp việc. Một số công ty không gọi là Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, mà cũng gọi là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tức là nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được phân chia cho nhiều người một cách tương đối độc lập. Một số công ty vừa có nhiều Giám đốc hoặc nhiều Tổng giám đốc, bên cạnh đó, vẫn có các Phó Tổng giám đốc.
- Quy định của pháp luật về: Giám đốc, Tổng giám đốc
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã từng quy định, "Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác."
Luật doanh nghiệp năm 2014 không có quy định hạn chế như vậy, tức là một người có thể đồng thời đảm nhiệm nhiều chức vụ Giám đốc ở nhiều doanh nghiệp. Tất nhiên, trừ một số loại hình doanh nghiệp như ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước thì không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
"Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc: 1- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty. 2- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu. 3- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên. 4- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty. 5- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty. 6- Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 7- Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác. 8 Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác." (khoản 1 Điều 100)
Mặc dù Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người "ghế nóng", có vai trò trung tâm điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế ít khi được giao giữ vai trò người đại diện theo pháp luật, nếu như không đồng thời là người sở hữu phần vốn đáng kể trong công ty.
-
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: "2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty". (Khoản 2 Điều 78). Tức là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không còn vị thế mặc nhiên là người đại diện theo pháp luật như Luật Doanh nghiệp cũ (năm 2005).
Tương tự như quy định trong công ty cổ phần, trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật công ty. "2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty." (khoản 2 Điều 134)
Đồng thời Luật doanh nghiệp năm 2014 cũng bỏ quy định hải ghi rõ trên giấy tờ giao dịch ai là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty TNHH và công ty cổ phần có một trong hai điều kiện. Ngoài ra, các công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là người có liên quan của người quản lý công ty, công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty.
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]
Bình luận