Giám đốc chi nhánh được đóng dấu và ký văn bản nào?

Giám đốc chi nhánh được đóng dấu vào những văn bản nào thì cần phải xác định phạm vi đại diện ở đây nhân danh ai và được thực hiện phạm vi ủy quyền trong giới hạn nào theo như thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.

Giám đốc Chi nhánh được phép ký và đóng dấu vào các văn bản thuộc thẩm quyền của đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, Giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, căn cứ pháp lý của việc đóng dấu và ký văn bản của Giám đốc chi nhánh


Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động bằng cách lập các chi nhánh, văn phòng đại diện.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:"Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp: 1- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinhdoanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp" (khoản 1 Điều 45).

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân: "1- Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. 2- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân... 4- Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. 5- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. 6- Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện" (khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 84).

- Trách nhiệm dân sự của pháp nhân: "1- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3- Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác" (Điều 87).

- Căn cứ xác lập quyền đại diện: "Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)" (Điều 135).

- Đại diện theo ủy quyền: "1- Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 2- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. 3- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện" (Điều 138).

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ hai, Giám đốc chi nhánh được đóng dấu và ký văn bản nào?


Giám đốc chi nhánh được thực hiện quyền đại diện của mình, khi người có thẩm quyền giao phó. Việc chi sẻ quyền đại diện cho Giám đốc chi nhánh thuộc về kỹ thuật quản trị mà không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên cần lưu ý hai (02) vấn đề cần lưu ý:

Một là, Giám đốc đứng đầu chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi hcỉ có sự san sẻ hay ủy quyền của người địa diện của công ty.

Hai là, vì Giám đốc công ty là người duy nhất có quyền đại diện cho công ty nên phạm vi ủy quyền rộng hay hẹp do Giám đốc quyết định; đồng thời, bất cứ lúc nào Giám đốc công ty cũng có quyền ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh.

Trường hợp giám đốc chi nhánh ký các văn bản, hợp đồng nhân danh chi nhánh thì các văn bản, hợp đồng sẽ đóng dấu của chi nhánh. Trường hợp các văn bản, giao dịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh (đã đăng ký), nhưng nhân danh công ty thì giám đốc chi nhánh (nhận ủy quyền của giám đốc công ty) cần phải sử dụng con dấu của công ty.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest


Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected], [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.