Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh là gì?

Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành

<?> Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh là gì? (Nguyễn Hùng - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ pháp lý của địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh


Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan hành chính công có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
"1- Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a- Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; b- Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; c- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp; d- Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; đ- Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp; e- Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này; g- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2- Chính phủ quy định hệ thống tổ chức Cơ quan đăng ký kinh doanh". (Điều 209)

Các cải cách tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã khơi dậy niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh, đóng vai trò như biện pháp cởi trói nút thắt của dòng tiền đổ vào nền kinh tế. Điều này không chỉ thể hiện thông qua sự gia tăng mạnh mẽ số vốn đăng ký thành lập mới mà chính các doanh nghiệp đang hoạt động cũng không ngừng bổ sung vốn điều lệ để phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, có thể thấy, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp với tinh thần tối đa hóa quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp đã góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, phát huy tinh thần cải cách của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp trong việc nâng cao cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng giúp kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương với người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ khác có liên quan. Song song với đó, việc thường xuyên có sự trao đổi, đối soát thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với hệ thống của cơ quan thuế đã tạo nền tảng cung cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời về doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như việc xây dựng, hoạch định chính sách của Chính phủ và Bộ, ngành các cấp.

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Đặc biệt, với nguyên tắc “hậu kiểm” nêu trên thì yêu cầu phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước cùng một cấp, giữa các cấp trong theo dõi, giám sát doanh nghiệp nhằm tránh trùng lặp, chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định. Đi cùng với đó là những quy định tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể khác có liên quan như các đối tác, khách hàng… tham gia theo dõi, giám sát doanh nghiệp và cả hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền.

Hiện nay, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc liên kết, chia sẻ, liên thông dữ liệu giữa các hệ thống công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cũng đang được triển khai thí điểm việc kết nối chia sẻ các thông tin đăng ký doanh nghiệp qua Trục kết nối quốc gia do Bộ Thông tin truyền thông chủ trì.

Có thể nói, hơn 3 năm Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống là khoảng thời gian đầy thách thức đối với cả cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang ngày càng trở nên cạnh tranh, các cơ hội kinh doanh liên tục xuất hiện và thay đổi, chuyển biến không ngừng, đưa ra yêu cầu cao về khả năng thích ứng và năng lực đổi mới, cải tiến nội tại của mỗi doanh nghiệp. Những kết quả đã đạt được nêu trên là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện quyết tâm đổi mới vì người dân, vì doanh nghiệp của Chính phủ thì sự tham gia, phối hợp hiệu quả giữa cơ quan quản lý và cộng đồng trong việc chủ động nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải cách môi trường kinh doanh là nhiệm vụ then chốt, nhất là khi chương trình xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được gấp rút triển khai trong giai đoạn hiện nay.

Lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ của Công ty Luật TNHH Everest:


Với đội ngũ hơn 50 luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: hành chính, hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ, tài chính, kế toán và nhiều lĩnh vực khác chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng xử lý những vụ việc phức tạp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với mạng lưới chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và hệ thống đối tác, đại lý tại nhiều địa phương, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng tốt, thời gian nhanh, chi phí hợp lý.

Với việc áp dụng công nghệ và các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau.

Về mức thù lao luật sư của Công ty Luật TNHH Everest:


Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ: (i) nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; (ii) thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; (iii) kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Thù lao của luật sư được tính theo phương thức cơ bản là thời gian làm việc của luật sư. Ngoài ra, thù lao của luật sư có thể tính theo phương thức: (i) vụ việc với mức thù lao trọn gói; (ii) vụ việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; (iii) hợp đồng với thù lao cố định.

Quý Khách có thể gửi liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH Everest để được cung cấp Biểu phí dịch vụ.


Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].