-->

Địa vị pháp lí của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do đó chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tyếp hoặc gián tyếp đối với doanh nghiệp.

Hiện nay, các cơ sở kinh tế của Nhà nước hay gọi là doanh nghiệp nhà nước (viết tắt là DNNN)đang tồn tại, phát triển và có vai trò nhất định ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, từ các nước phát triển, các nước có nền kinh tế mới nổi đến các nước có thu nhập thấp. Thực tế cho thấy, ở nhiều nước, mặc dù tư nhân hoá ngày càng mạnh mẽ, DNNN vẫn là thành phần chính trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt như tài chính, hạ tầng, chế tạo, năng lượng, khai khoáng.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Ở Việt Nam, DNNN một bộ phận của kinh tế nhà nước và luôn được xác định giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Khái niệm DNNN trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 có sự thay đổi đáng kể so với Luật Doanh nghiệp năm 2005. Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.

Chương 2 Luật Doanh nghiệp năm 2014 xác định DNNN chỉ tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên.

Như vậy, có thể thấy quan niệm về DNNN theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 tương đồng với khái niệm DNNN trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 trong Quy chế thành lập và giải thể DNNN ban hành kèm theo Nghị định số 388-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 20/11/1991.

Các đặc điểm pháp lí của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng DNNN: Một là, quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt doanh nghiệp như thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn cho tổ chức, cá nhân khác; giải thể doanh nghiệp; Hai là, quyết định mục tyêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp; Ba là, quyết định mô hình tổ chức quản lí doanh nghiệp; quyết định giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp; phê duyệt điều lệ hoạt động, sửa đổi và bổ sung điều lệ; quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỉ luật người quản lí doanh nghiệp (Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc). Bốn là, quyết định các chỉ tyêu cơ bản để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Năm là, kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tyêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp đã được giao.

Thứ hai, về lĩnh vực hoạt động:

Để đảm bảo thực hiện đúng vai trò, mục tyêu và chức năng chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế quốc dân, phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập DNNN đã được giới hạn trong bốn ngành, lĩnh vực sau:

- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội;

- Hoạt động trong lĩnh vực trực tyếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lí và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.

- Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.

- Hoạt động ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

Như vậy, hiện nay pháp luật đã khẳng định, DNNN chỉ được thành lập và hoạt động ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực nhằm mục tyêu đảm bảo lợi ích của cộng đồng, bảo đảm an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ và kinh doanh trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể cung cấp.

Thứ ba, về hình thức tồn tại: Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, bao gồm hai dạng sau:

- Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con. Trong tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, các công ty con do công ty mẹ đầu tư 100% vốn sẽ không phải là DNNN, không chịu sự ràng buộc của những quy định pháp luật dành riêng cho DNNN.

- Công ty TNHH một thành viên độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Thứ tư, về tư cách pháp lí và trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Với tư cách là một chủ thể có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản riêng, DNNN tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về mọi khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Nhà nước với tư cách là chủ đầu tưvào doanh nghiệp nên Nhà nước có trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư vì vậy Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thu Trang - Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].