Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Hỏi: Bà nội tôi có đứng tên 1 căn nhà ở quậnTân Phú, tp.HCM. Lúc bà nộii tôi còn sống ba tôi có chở bà tôi đi sang tên lại cho ba tôi mà không được (vào khoảng năm 2005 hay 2006 gì đó). Nhưng bà tôi mất vào 2006, và ba tôi cũng mất vào 2008 do hoàn cảnh khó khăn từ đó đến nay chưa sang tên và chưa đóng tiền thuế nhà đất lần nào được.Bà tôi có chỉ 1 mình ba tôi và 1 người cháu (ở quê còn sống lâu lâu mới lên thăm). Bây giờ nhà tôi có điều kiện muốn sang tên lại cho mẹ tôi được không, thủ tục như thê nào, chi phí hết bao nhiêu(nhà khôngcó tranh chấp vớiai)?Bà nội tôi trước khi mất đều sống cùng gia đinh tôi và ba mẹ tôi chăm sóc cho đến ngày mất. Nhưng người cháu ở dưới quê của bà nội tôi có 1 lần lên chơi nói vớimẹ tôi là mai mốt bán nhà phải nói 1 tiếng, vậycăn nhà đó có chia cho người cháu đó không? (Thu Hà - Hải Dương)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Ðiều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
"1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2.Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Theo đó, dựa vào những dữ kiện bạn đưa ra, việc xác định hàng thừa kế ở đây đó là:
- Hàng thừa kế thứ nhất là: bố của bạn.
- Hàng thứa kế thứ hai: bạn và những anh chị ruột của bạn.
- Hàng thừa kế thứ ba: người bác họ của bạn ở quê.
Căn cứ khoản 3 ở trên, do hiện nay bố bạn đã mất nên tài sản thừa kế sẽ thuộc về bạn và anh chị em ruột của bạn. Trong trường hợp bạn hoặc anh chị em ruột của bạn từ chối nhận di sản hoặc đã chết thì hàng thừa kế thứ ba (người bác họ của bạn) mới được nhận phần di sản thừa kế mà một trong số những người ở hàng thừa kế thứ hai từ chối nhận hoặc do đã chết.
Do vậy, sau khi thực hiện xong việc chia di sản thừa kế của bà nội, bạn có thể làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất.
Căn cứ Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và khoản 2 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính:
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
+ Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng tử của bà nội bạn;
+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
+ Các giấy tờ khác (giấy khai sinh, giấy kết hôn,…).
Thủ tục:
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.
Nếu chỉ có một mình bạn được hưởng di sản thừa kế thì bạn có thể lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 50 Luật Công chứng) để nhận toàn bộ di sản của bố mẹ bạn. Nếu ngoài bạn ra còn có các đồng thừa kế khác thì có thể thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 49 Luật Công chứng); trong văn bạn này, các đồng thừa kế khác có thể tặng cho bạn phần di sản mà họ được hưởng để bạn có toàn quyền đối với di sản do bố mẹ bạn để lại.
Sau khi công chứng văn bản thừa kế, bạn thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tạiVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.Nếu bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký nhà và đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký nhà và đất thông báo cho bạn thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có), bạn được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở tại nơi đã nộp hồ sơ.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận