Xe ô tô con đi vào làn đường dành cho xe tải, xe máy đi vào làn dành cho ôtô, được hiển thị bằng biển báo gắn trên cao, hoặc hình vẽ dưới lòng đường... là những ví dụ điển hình của lỗi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định" (còn gọi là "đi sai làn đường").
Nhờ luật sư giải đáp giúp, luật quy định như thế nào là lỗi "đi sai làn đường"? Mức xử phạt đối với hành vi đi sai làn đường như thế nào?
Trường hợp cụ thể của tôi như sau: Tôi đi trên đường Yên Phụ (Hà Nội), đến ngã tư giao với đường Thanh Niên. Do để ý có phân làn đường, tôi đã dừng xe chờ đèn đỏ ở làn rẽ phải, hết đèn đỏ tôi đi thẳng. Vừa qua ngã tư, đồng chí CSGT ra hiệu dừng xe của tôi và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Tôi có giấy tờ đầy đủ, có đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, đồng chí CSGT nói: Tôi mắc lỗi đi sai làn đường, mức xử phạt từ 200 000 đồng đến 400 000 đồng. Xin hỏi giải thích của đồng chí CSGT trường hợp của tôi đúng hay sai? (Hữu Thắng - Hà Nội)
Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, cách hiểu về lỗi"đi không đúng phần đường, làn đường quy định"(đi sai làn đường).
Nhiều tài xế đã từng bị CSGT dừng xe, xử lý đối với lỗi được gọi là "sai làn đường": Ô tô đi vào làn của xe máy - sai làn đường; xe muốn rẽ nhưng đi vào làn đi thẳng - sai làn đường; dừng đèn đỏ làn đường kẻ caro chéo - sai làn đường...
Vậy trong số những lỗi gọi là "sai làn" ở trên, lỗi nào chuẩn là sai làn? Theo luật, chỉ có trường hợpxe cơ giới này đi vào làn dành cho xe cơ giới kia thì mới bị coi là phạm lỗi "đi sai làn đường".
Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”
Như vậy, khi tham gia giao thông, các phương tiện phải đi đúng phần đường, làn đường của mình. Căn cứ vào các quy định trên thì xe khi tham gia giao thông được đi ở làn đường bên trái, khi đến ngã tư phân làn theo hướng đi, người điều khiển phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ởnhững nơi cho phép, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.
Tất cả những lỗi khác liên quan đến chuyển hướng đều nằm ở lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường".
Ví dụ:Xe ô tô con đi vào làn đường dành cho xe tải, xe máy đi vào làn dành cho ôtô, được hiển thị bằng biển báo gắn trên cao, hoặc hình vẽ dưới lòng đường... là những ví dụ điển hình của lỗi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định" (còn gọi là "sai làn đường").
Thứ hai, về mức xử phạt hành vi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định"(đi sai làn đường).
Đối với hành vi đi sai làn đường củangười điều khiển,người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tôsẽ phải chịu mức phạt quy định tại điểm c khoản 4 Điều Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cụ thể là: "4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:...c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận