Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà
Hỏi: Vợ của anh trai tôi đã làm đơn xin ly hôn. Nhưng lại không có đơn viết tay để anh trai ký. Mà toàn án nhân dân huyện tôi đã gửi giấy triệu tập. Luật sư cho tôi hỏi, như vậy có đúng luật không? Anh trai tôi có phải tới Tòa khi có giấy triệu tập không? (Nguyễn Xuân - Bắc Ninh)
Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: "1. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.Toà án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên toà.2. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên toà, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì Toà án tiến hành xét xử vắng mặt họ;c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ".
Hiện vợ anh trai anh (chị) làm đơn ly hôn nhưng không có giấy viết tay của anh trai ký, với trường hợp này xác định rằng người vợ đã tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương mà không có chữ ký của một bên. Hiện nay tòa án vẫn thụ lý hồ sơ ly hôn đơn phương khi người vợ cung cấp đầy đủ hồ sơ và có căn cứ chứng minh rằng cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài. Khi anh traianh (chị)lần thứ nhất tòaán gọi không đến thì tòa sẽ tạm hoãn phiên tòa và đến lần triệu tập thứ 2 anh traianh (chị)không đến thì tòa sẽ xét xử vắng mặt bị đơn, tòa sẽ căn cứ vào nhữngquy định trên để xử lý việc giải quyết ly hôn. Bên cạnh đó,anh (chị)sẽ không có quyền biện hộ cho anh trai mình trong vụ án ly hôn trừ trường hợp anh trai không có khả năng điều khiển hành vi, không đủ nhận thức và cần có người đại diện theo pháp luật của anh trai.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận