Có được đơn phương ly hôn khi chồng không đồng ý?

Chị gái tôi lấy chồng nhưng thường xuyên bị chồng chửi mắng, xúc phạm, đánh đập. Hiện giờ chị tôi muốn đơn phương ly hôn thì phải làm thế nào?

Hỏi: Chị gái tôi lấy chồng được 6 năm, vì chị tôi thường xuyên bị chồng chửi mắng, xúc phạm, đánh đập nên muốn ly hôn. Hiện giờ chị tôi muốn ly hôn nhưng chồng chị ấy nhất quyết không ly hôn, còn đánh và đe dọa chị gáíi tôi. Vậy cho tôi hỏi là giờ chị gái tôi phải làm thế nào để ly hôn được?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật giaNguyễnThị Yến – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Căn cứ theo 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Như vậy chị gái bạn có thể thwucj hiện việc đơn phương ly hôn, mặc dù chồng chị gái bạn nhất quyết không ly hôn. Tuy nhiên chị gái bạn phải chứng minh được về việc chồng chị gái bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn cho chị gái bạn.

Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:

- Đơn xin ly hôn;

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

Nơi nộp hồ sơ :Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của chồng chị gái bạn.


Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luậthôn nhân và gia đìnhmà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.