-->

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên là hình thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên.

Hỏi: Công ty tôi hiện là công ty TNHH một thành viên muốn chuyển đổi loại hình công ty thành công ty TNHH hai thành viên để giảm vốn điều lệ. Đề nghị Luật sư tư vấn, công ty tôi cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì? (Nguyễn Mạnh Tuân - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Mạnh Cường - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên là hình thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên. Chủ sở hữu công ty chỉ được chuyển đổi công ty khi đã góp đủ số vốn vào công ty như đã cam kết. Về hình thức chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên có thể thực hiện theo các cách sau: Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác; hoặc Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác.

Hồ sơ chuyển đổi công ty, bộ hồ sơ gồm: Quyết định của Chủ sở hữu công ty về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi Công ty; Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần sở hữu của mình tại công cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức; Giấy đề nghị chuyển đổi + thay đổi đăng ký (trong trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký ); Điều lệ Công ty TNHH hai thành viên; Danh sách thành viên sáng lập; Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau của thành viên mới: (i) Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam, (ii) Hộ chiếu Việt Nam, Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài, (iii) Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, (iv) Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam; Ban sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại nêu trên đối với người đại diện theo ủy quyền và Quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên là pháp nhân; Các giấy tờ liên quan khác.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.