Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Hỏi: Chúng tôi kết hôn từ tháng 01 năm 2008, nay do không hợp nhau nên tôi muốn ly hôn. Hiện nay chúng tôi sở hữu chung môt căn nhà 01 tầng (xây dựng trên đất của bố mẹ chồng cho) và có 01 con chung năm nay lên 6 tuổi. Kết hôn xong chồng tôi theo học tại chức 05 năm và không có việc làm, thu nhập không ổn định. Đề nghị Luật sư tư vấn: Khi chia tài sản chung tôi có được hưởng phần nhiều hơn không? Tôi có được toàn quyền quyết định nuôi dạy con không? (Nguyễn Hoa - Bắc Giang)
Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, cụ thể:“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập:c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Khoản 2 Điều 81Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014quy định về việc trông nom, giáo dục, nuôi dưỡng con khi ly hôn như sau:“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con".
Theo thông tin mà chị cung cấp thì tài sản của vợ chồng chị bao gồm một căn nhà xây trên đất ông bà nội cho, nếu không có thỏa thuận nào khác thì đây được xác định là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.Như vậy, việc chia tài sản khi ly hôn sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố quy định tại điểm a,b,c,d khoản 2 Điều 59Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014nêu trên. Ngoài ra pháp luật còn quy định về việc ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên.
Theo quy định này, khi ly hôn chị không có toàn quyền quyết định việc nuôi dạy con mà phải có sự thỏa thuận với chồng về việc ai là người trực tiếp nuôi con, nếu không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố về quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận