Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh thì nên lựa chọn thành lập đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Điều 45, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
“Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.
Căn cứ quy định nêu trên, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp gồm: chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Chúng tôi phân tích để anh (chị) hiểu rõ chức năng của các loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp như sau:
- Văn phòng đại diện: Hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó nên văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
- Chi nhánh: Được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia (có thể là ranh giới của huyện, tỉnh, hay của một xã trong lãnh thổ quốc gia). Là đơn vị phụ thuộc của công ty, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Theo đó chi nhánh thực hiện cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo uỷ quyền.
- Địa điểm kinh doanh: Là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành kinh doanh. Địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng, các loại thuế được hạch toán về Công ty mẹ.
Do yêu cầu của công ty anh (chị) là mở rộng phạm vi kinh doanh nên chúng tôi tư vấn cho anh (chị) nên lựa chọn thành lập đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh theo nhu cầu của công ty mình.Theo quy định thì chi nhánh và địa điểm kinh doanh khác nhau về tổ chức kinh doanh, hạch toán kế toán và kê khai thuế. Chi nhánh có thể hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập, đăng ký mã số thuế riêng, con dấu riêng, sử dụng hoá đơn riêng nếu chi nhánh có nhu cầu kê khai thuế riêng. Điạ điểm kinh doanh thì hoàn toàn phụ thuộc với trụ sở chính, bắt buộc phải kê khai thuế tập trung tại Công ty, sử dụng hoá đơn của Công ty, hoạt động theo sự chỉ đạo của Công ty.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận