Các vấn đề chung về pháp luật cạnh tranh

Trong kinh doanh, các chủ thể kinh doanh (gọi chung là “doanh nghiệp”) có quyền cạnh tranh. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp với nhau để đạt được, duy trì hay cũng cố lợi thế trên thị trường.

Vai trò của pháp luật cạnh tranh


Cạnh tranh cũng là động lực để doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ đa dạng hơn, với chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lí hơn, qua đó thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và đem lại phúc lợi lớn hơn cho xã hội.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Tuy nhiên, cạnh tranh tự do không có giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” và như vậy thì cuối cùng chính cạnh tranh bị triệt tiêu. Bởi vậy, pháp luật cạnh tranh đóng vai trò bảo hộ cạnh tranh, đảm bảo hoạt động cạnh tranh diễn ra một cách trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng như của người tiêu dùng.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật cạnh tranh

Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh được thiết lập nhằm tạo công cụ pháp lí để nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo hộ cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh bảo hộ cạnh tranh bằng phương pháp cấm đoán các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ hai,pháp luật cạnh tranh đảm bảo nhà nước, thông qua cơ quan quản lí cạnh tranh, chủ động kiểm soát, điều tra các hành vi cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Thứ ba, bên cạnh đó, pháp luật cạnh tranh đảm bảo rằng, khi doanh nghiệp hay người tiêu dùng cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của luật cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lí cạnh tranh.

Thứ tư,pháp luật cạnh tranh đảm bảo hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được điều tra, xử lí thông qua một thủ tục tố tụng cạnh tranh đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc nhà nước pháp quyền.

Thứ năm, các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều phải được xử lí nghiêm minh, đảm bảo khôi phục được quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng bị xâm phạm và khôi phục môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Pháp luật cạnh tranh cấm một nhóm hành vi cạnh tranh cùng có đặc điểm chung là không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng (khoản 4, điều 3 luật luật cạnh tranh).

Các hành vi cạnh tranh được xem là không lành mạnh bao gồm: (i) chỉ dẫn gây nhầm lẫn; (ii) xâm phạm bí mật kinh doanh; (iii) ép buộc trong kinh doanh; (iv) gièm pha doanh nghiệp khác;(v) gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; (vi) quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; (vii) khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; (viii) phân biệt đối xử của hiệp hội; (ix) bán hàng đa cấp bất chính; (x) các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4, điều 3 của luật này do chính phủ quy định (điều 39 luật cạnh tranh).

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên được cụ thể hoá tại các điều 40 - 48 luật cạnh tranh. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều bị cấm, không phụ thuộc vào vị thế của doanh nghiệp thực hiện hành vi trên thị trường.

Xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải bị xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại nghị định quy định về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh ( nghị định số 71/2014/NĐ-CP).

Xử phạt bao gồm các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như: (i) thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, (ii) tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc cải chính công khai”.

Cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lí là cục quản lí cạnh tranh (cục qluật cạnh tranh). Cục qluật cạnh tranh tiến hành điều tra khi: (i) phát hiện doanh nghiệp đang hoặc đã thực hiện hành vi có dấu hiệu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc (ii) có đơn khiếu nại của tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.


Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Đặng Thị Linh Phương - Công ty Luật TNHH Everest.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].