Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế tài nguyên, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Tùy theo ngành, nghề và loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp một số hoặc toàn bộ 9 loại thuế, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế tài nguyên, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Các loại thuế trên được quy định trong 8 luật thuế sau đây:
Thứ nhất, Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014 và 2016). Đồng thời, có 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, 5% và 10%;
Thứ hai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014). Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Riêng thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% - 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh;
Thứ ba, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Luật này còn quy định về 3 loại thuế là thuế chống bán phá giá (là thuế nhập khẩu bổ sung), thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ (là 2 loại thuế nhập khẩu bổ sung). Biểu thuế và mức thuế suất đốì với thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm các loại thông thường và ưu đãi. Riêng thuế nhập khẩu còn có thêm loại ưu đãi đặc biệt. Luật quy định 211 nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu với thuế suất từ 0 - 45%, đồng thời giao cho ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công thương quy định cụ thể về các loại biểu thuế và thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
Thứ tư, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014 và 2016). Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt từ 10 - 75% đốì với 11 hàng hóa và từ 15 - 40% đốì với 6 dịch vụ;
Thứ năm, Luật thuế tài nguyên năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Thuế suất thuế tài nguyên từ 1 - 35% đốỉ với 63 loại thuộc 9 nhóm tài nguyên (khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên, khí than; sản phẩm của rừng tự nhiên; hải sản tự nhiên; nước thiên nhiên; yến sào thiên nhiên; tài nguyên khác do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định)
Thứ sáu, Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010. Thuế suất thuế bảo vệ môi trường từ 10 đồng - 40.000 đồng/kg hoặc lít đối với 17 loại hàng hóa chịu thuế (như một số loại xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; túi ni lông; thuốc diệt cỏ; thuốc trừ mối; thuốc bảo quản lâm sản; thuốc khử trùng kho);
Thứ bảy, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010. Thuế suất thuế sử dụng đất từ 0,03 - 0,15% đối với đất ở, tùy theo loại đất và diện tích đất trong hoặc vượt hạn mức; từ 0,15% - 0,2% đổi vối đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng; đất lấn, chiếm.
Thứ tám, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993. Thuế sử dụng đất nông nghiệp được thu đối với doanh nghiệp, cá nhân sử dụng 3 loại đất là: Đất trồng trọt (đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm), đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng trồng. Như vậy không phải nộp thuế khi sử dụng các loại đất nông nghiệp là đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất làm muối theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
Trước năm 2017, còn có một loại thuế nữa là thuế môn bài theo quy định tại Nghị quyết số 200-NQ/TVQH ngày 18-01-1966 của ủy ban thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung bằng các Pháp lệnh vào các năm 1980, 1983, 1986, 1987, 1989 và 1991). Đây là một sắc thuế cũ nhất, có hiệu lực dài nhất và sửa đổi nhiều lần nhất và trái với quy định về thẩm quyền quy định về thuế của 4 bản Hiến pháp. Về bản chất, đây chỉ là một loại lệ phí, chứ không phải là thuế. Vì vậy, từ ngày 01-01-2017 thuế môn bài đã được chuyển thành lệ phí môn bài theo Luật phí và lệ phí năm 2015.
Doanh nghiệp phải nộp tối thiểu 2 loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp)
Gần như tất cả các doanh nghiệp đều phải nộp hai loại thuế là thuế giá trị gia tăng (thuế gián thu) và thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế trực thu). Cá biệt chỉ một mặt hàng xăng dầu, doanh nghiệp nhập khẩu có thể phải chịu tất cả 6 loại thuế là: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài 8 Luật thuế kể trên, doanh nghiệp còn phải thực hiện Luật quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014 và 2016). Theo đó, người nộp thuế chậm nộp thuế, thì phải nộp tiền phạt chậm nộp theo mức 0,05%/ngày (18,25%/năm) tính trên số tiền thuế chậm nộp; nếu chậm quá 90 ngày, thì phải nộp theo mức 0,07%/ngày (25,55%/nảm); trường hợp nộp thiếu số tiền thuế phải nộp thì bị xử phạt 10 - 20% số tiền thuế khai thiếu; trường hợp trôn thuế, gian lận thuế, thì bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.
Trường họp cá nhân phạm tội trốn thuế từ 100 triệu đồng trỏ lên thì có thể bị xử phạt hình sự, với mức phạt tiền từ 100 triệu - 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm. Pháp nhân phạm tội trôn thuế, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 10 tỷ đồng; cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vôn từ 1 năm đến 3 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động có thòi hạn từ 6 tháng đến vĩnh viễn.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các trách nhiệm liên quan đến việc chi trả thu nhập cho cá nhân theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012 và 2014).Cá nhân kinh doanh cũng phải nộp các loại thuế tương ứng nêu trên. Riêng thuế thu nhập doanh nghiệp thì được thay thế bằng thuế thu nhập cá nhân theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012 và 2014).
Thuế suất đối với cá nhân kinh doanh là 0,5% đối với kinh doanh phân phối, cung cấp hàng hoá; 1% đối vối hoạt động kinh doanh khác; 1,5 - 2% đối với hoạt động xây dựng; 2% đối với dịch vụ khác và 5% đối với hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp. Thuế suất thu nhập theo Biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc, từ 5 - 35% đốĩ vối thu nhập từ 60 triệu đồng/năm. Thuế suất thu nhập đối với biểu thuế toàn phần là 0,1% đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; 2% thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; 5% đối với thu nhập từ đầu tư vốn; bản quyền, nhượng quyền thương mại; 10% thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng; 20% thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ chứng khoán).
Cuối cùng, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh còn phải có nghĩa vụ nộp các loại phí và lệ phí theo Luật phí và lệ phí năm 2015. Theo Luật này, có 216 loại phí, 108 loại lệ phí, mà phần lớn liên quan đến doanh nghiệp. Trong số phí, có phí trước bạ áp dụng đôl vổi việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng 8 loại tài sản rất giông với thuế, vì được tính theo tỷ lệ tương đối lớn, từ 0,5% - 20% trên giá trị tài sản.
Tham khảo: Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014 (36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp), tác giả: Luật sư Trương Thanh Đức (trọng tài VIAC), nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2017
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]
Bình luận