Các hình thức cư trú tại Việt Nam của người lao động nước ngoài

Người lao động nước ngoài có thể cư trú tại Việt Nam theo một trong các hình thức như tạm trú hoặc thường trú tùy theo từng điều kiện cụ thể.

Khi làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Người lao động nước ngoài có thể cư trú tại Việt Nam theo một trong các hình thức như tạm trú hoặc thường trú tùy theo từng điều kiện cụ thể.

Tạm trú

Khi nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam theo thời hạn ghi trong thị thực. Trường hợp người nước ngoài được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì được tạm trú theo thời hạn quy định tại điều ước quốc tế đó; nếu điều ước quốc tế không quy định thời hạn tạm trú thì được tạm trú 30 ngày.

Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì thời hạn tạm trú là 15 ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.

Khi làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Sau khi được cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Thẻ tạm trú cấp cho người lao động nước ngoài có thời hạn tối đa là 2 năm. Người lao động nước ngoài được cấp thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được doanh nghiệp của người lao động đồng ý.

Thường trú

Người lao động nước ngoài có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp thẻ thường trú nếu có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh và đáp ứng các điều kiện sau:

- Chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam;

- Đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên.

Người lao động nước ngoài được cấp thẻ thường trú được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam. Khi tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú, người lao động nước ngoài phải khai báo tạm trú theo quy định.

Định kỳ 10 năm một lần, người lao động nước ngoài phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Khi xuất cảnh đến thường trú ở nước khác, người lao động nước ngoài phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. Người lao động nước ngoài được cấp thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm.

Một số lưu ý đối với người lao động nước ngoài tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam

- Người lao động nước ngoài khi tạm trú hoặc thường trú hợp pháp tại Việt Nam được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam;

- Được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam;

- Được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép.

Trường hợp người lao động nước ngoài đi vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.


Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].