Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét.
Hỏi: Ngày 10.09.2015, tôi có chuyển phòng trọ. Trong quá trình vận chuyển đồ đạc từ phòng cũ sang phòng mới tôi có chở 1 chiếc tủ (cao 1m, dài 1.2m, rộng 0.8m) bằng xe máy. Trên đường đi tôi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Sau khi kiểm tra giấy tờ, tôi bị phạt 400.000 đồng với lỗi mang vác vật cồng kềnh. Đề nghị Luật sư tư vấn, pháp luật quy định thế nào là mang vác vật cồng kềnh và tôi bị phạt như vậy có đúng không? (Nguyễn Văn Hòa - Hà Nội)
>>> Luật sưtư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198
Luật gia Trần Thị Thanh Tình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008, quy định: “Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: Mang, vác vật cồng kềnh” (điểm a khoản 4 Điều 30). Theo đó, người điều khiển xe gắn máy khi tham gia giao thông không được mang, vác vật cồng kềnh.
Điều 18 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ, quy định: “Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét” (khoản 4).
Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, như sau:
“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác” (điểm k khoản 4).
Như vậy, mang vác vật cồng kềnh là việc xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi mang vác vật cồng kềnh.
Tuy nhiên, đối chiếu Điều 18 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT, trường hợp của anh chưa vi phạm giới hạn xếp hàng hóa lên phương tiện giao thông đường bộ. Do đó, việc xử phạt vi phạm của cảnh sát giao thông đối với anh nói trên là sai quy định pháp luật.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông đường bộ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận