Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn"
Hỏi: Tôi là giáo viên, chồng tôi là bộ đội. Hai vợ chồng tôi kết hôn đến nay đã được 14 năm, có 02 con trai chung, một 13 tuổi, một 09 tuổi. Trong những năm qua, vợ chồng tôi liên tục xảy ra mâu thuẫn, chủ yếu là trong đời sống tình dục, tôi thường xuyên bị bạo hành tình dục. Ngoài ra, chồng tôi thường ghen tuông vô cớ, hay nói lời xúc phạm tôi. Sống với chồng, đời sống riêng tư của tôi bị hạn chế tối đa (như quan hệ bạn bè, người thân). Đến nay, những mâu thuẫn này vẫn không giảm mặc dù tôi đã hết lời khuyên nhủ. Nhờ Luật sư tư vấn, tôi muốn ly hôn và muốn được toàn quyền nuôi 02 con liệu có được không? (Như Ngọc - Nghệ An)
Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, về quyền yêu cầu lyhôn:
Theo qui định tại Luật hôn nhân vàgia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết lyhôn:
Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn". (khoản 1)
Theo đó, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án tiến hành giải quyết việc ly hôn cho mình theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong trường hợp chồng bạn không đồng ý việc ly hôn, bạn vẫn có thể tiến hành yêu cầu Tòa án giải quyết việc lyhôn theo qui định tại Điều 56Luật hôn nhân vàgia đình 2014:
Điều 56Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia".
Thứ hai, về quyền nuôi con:
Trước hết, chị và chồng chị nên thỏa thuận cụ thể, rõ ràng về vấn đề ai có quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo qui định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
"Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con".
Trong trường hợp chị hoặc chồng chị không được nuôi con thì 2 người vẫn có quyền và nghĩa vụ sau:
Điều 82Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy địnhnghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".
Do đó, điều quan trọng hiện tại là chị cần bàn bạc với chồng để đưa ra cách giải quyết tốt nhất đồng thời chuẩn bị tốt để chứng minh khả năng nuôi con của mình.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận