Văn bản pháp luật quy định chi tiết nhất, hoàn chỉnh và cụ thể về bảo hiểm xã hội là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác cũng quy định, hướng dẫn về bảo hiểm xã hội như Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH,
Khái quát
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (Luật BHXH) đã có quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:
Bảo hiểm xã hộilà sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội, có ba loại hình bảo hiểm xã hội: (i)Bảo hiểm xã hội bắt buộc; (ii) Bảo hiểm xã hội tự nguyện; (iii)Bảo hiểm thất nghiệp.Mỗi loại hình có đối tượng tham gia, mức đóng, điều kiện và chế độ được hưởng khác nhau.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đối tượng tham gia:
Người lao động: là công dân việt nam, làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
Người sử dụng lao động bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thể việt nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Mức đóng:Hằng tháng, người lao độngđóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất; người sử dụng lao động đóng 18% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Các chế độ được hưởng:Nếu dủ điều kiện theo quy định của luật bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được thụ hưởng các chế độ bảo hiểm sau: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối tượng tham gia:công dân việt nam trong độ tuổi lao động, không thuộc những trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng hằng tháng:bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hộivà từ năm 2010 trở đi, cứ 02 năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi mức này đạt 22%.
Các chế độ được hưởng:chế độ hưu trí và chế độ tử tuất
Bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng tham gia:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thể việt nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Mức đóng:
Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóngbảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham giabảo hiểm thất nghiệp.
Các chế độ được hưởng:trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống khi tai nạn, ốm đau, …
Thứ hai, bảo hiểm xã hội sẽ phân phối lại thu nhập. Chức năng này thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu nhập theo thời gian. Cụ thể họ sẽ rút phần thu nhập từng tháng cả mình để dành cho những phần trợ cấp khi gặp rủi ro. Hay việc người sử dụng lao động cũng sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thành từng khoản tiền nhỏ tránh phải mất một khoản tiền lớn cho người lao động khi họ gặp nhiều rủi ro cùng 1 lúc. Ngoài ra, người lao động khỏe đóng góp cho người lao động ốm đau, người lao động trẻ đóng góp cho người lao động già.
Thứ ba, góp phần tạo sự tương trợ, chia sẻ giữa các nhóm người. Mỗi người lao động chỉ phải đóng một phần tiền nhỏ theo thu nhập nhưng với số lượng người lao động lớn sẽ tạo thành một quỹ bảo hiểm khổng lồ, giúp đỡ cho những người lao động gặp rủi ro. Hay việc người sử dụng lao động trích ra từ nguồn thu đóng bảo hiểm xã hội sẽ không phải lo lắng khi người lao động của họ gặp rủi ro.
Như vậy, bảo hiểm xã hội mang tính chất kinh tế – xã hội, giúp cho mối quan hệ lao động ổn định, doanh nghiệp phát triển, kinh tế hưng thịnh.
Bài viết thực hiện bởi: Luật gia Đặng Thị Linh Phương - Công ty Luật TNHH Everest
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận