Việc viết thư nặc danh có bị khởi kiện hay không phụ thuộc vào nội dung thư tố cáo. Nếu thư trình bày đúng sự thật kèm theo đầy đủ chứng cứ chứng minh thì người bị tố cáo sẽ không có cơ sở để khởi kiện.
Hiện nay, Pháp luật chưa quy định chế tài cụ thể về hành vi đánh ghen. Sau đây dựa vào quy định pháp luật đã có về hành vi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người khác chúng tôi xin nêu ra các quy định xử lí hành vi đánh ghen theo các mức độ khác nhau:
Dù chưa gây thương tích, nhưng hành vi xé quần áo, tát người khác là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm...
Hành vi đánh ghen, chửi bới, đánh đập, làm nhục, đe dọa người khác có thể cấu thành vào tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự.
Dù không gây thương tích cho nạn nhân, nhưng người có hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, bị xác định là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Hành vi đánh ghen có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đánh ghen gây thương tích cho người bị đánh ghen tới mức mà bộ luật hình sự quy định.
Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Nếu việc đánh ghen dẫn tới gây thương tích cho người bị đánh ghen thì người đánh ghen có thể vị truy cứu trách nhiệm hình sự.