Người lao động khị bị đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.
Hỏi:Tôi đang làm việc ở một công ty tư nhân, tôi bắt đầu vào làm từ ngày 16/09/2013 và không được ký HĐLĐ. Ngày 15/12/2015 công ty thông báo là cắt giảm nhân sự, cho tôi nghỉ việc và bàn giao đến hết ngày 31/12/2015. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có thể hưởng những quyền lợi gì khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng? (Nguyễn Đích Tôn - Tuyên Quang)
Theo
thông tin anh (chị) cung cấp thì anh (chị) vào làm việc tại công ty từ ngày
16/9/2013 đến ngày 15/12/2015 công ty thông báo nghỉ việc nhưng không kí kết hợp
đồng lao động.
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012:
Điều 16.Hình thức hợp đồng lao động
"2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các
bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói".
Trường hợp anh (chị) vào làm việc tại công ty không kí kết hợp
đồng lao động bằng văn bản, khi hết thời hạn 3 tháng anh (chị) vẫn tiếp tục
làm việc tại công ty thì sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động
miệng hết hạn mà công ty không ký hợp đồng mới, sẽ áp dụng quy định tại
Khoản 2 Điều 22 BLLĐ, HĐLĐ giữa anh (chị) và công ty đương
nhiên trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn 24 tháng.
Theo Điều 22 Bộ luật lao động về các loại hợp đồng:
"1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại
sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà
trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó
hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng
thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản
1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao
động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thànhvà hợp đồng đã giao kết theo
quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời
hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng
xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn
tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn".
Công ty cho anh (chị) nghỉ việc có thể thuộc một trong các
trường hợp sau:
*Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm c
Khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012:
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
sử dụng lao động
"1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trong những trường hợp sau đây:
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác
theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc
phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;"
Khi đó anh (chị) được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định:
Điều 48.Trợ cấp thôi việc
"1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản
1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có
trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường
xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền
lương".
*Công ty chấm dứt hợp đồng trong trường hợp thay đổi cơ cấu
công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo quy định tại Điều 44 BLLĐ 2012
Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp
thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
"1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc
làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng
và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật
này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để
tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết
được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất
việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động
có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng
và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật
này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết
được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc
làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này".
Khi đó, anh (chị) sẽ được hưởng trợ cấp mất việc theo quy định:
Điều 49.Trợ cấp mất việc làm
"1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người
lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc
làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả
01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương".
Trường hợp công ty anh (chị) không đăng kýbảo hiểm
xã hội và bảo hiểm thất nghiệp nên anh (chị) sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận