Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan gồm nội dung: Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền; Căn cứ chuyển quyền Phạm vi chuyển giao quyền; Giá, phương thức thanh toán; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm...
Chủ thể có quyền khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan tuân theo quy định của pháp luật.
Quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 44 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ.
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định thì sẽ được bảo hộ quyền tác giả.
Công ước Berne bảo hộ đối với các tác giả của tác phẩm kiến trúc được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp hoặc những tác phẩm tạo hình gắn liền với một tòa nhà được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp.
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm phổ biến trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.
Tác phẩm phái sinh vẫn được xác định là tác phẩm (sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học) và được bảo hộ theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật sở hữu trí tuệ.
Các loại hình tác phẩm báo chí được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm các thể loại sau: phóng sự, ghi nhanh,...và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
Tác phẩm được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả mà bất chấp các yếu tố sáng tạo của chúng, chất lượng hay giá trị của tác phẩm và cũng không cần đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn về văn học hay nghệ thuật nào.
Các loại hình tác phẩm kiến trúc được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,...về ngôi nhà, công trình...; mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian.
Các loại hình tác phẩm sân khấu được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.
Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm. Vì thế, chỉ có tác giả mới có quyền đặt tên cho tác phẩm mà chủ sở hữu tác giả không có quyền này.
Chỉ tác giả mới có quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền này không được chuyển giao cho người khác.
Điều 40 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 ) quy định về Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.
Chủ thể quyền tác giả là cá nhân, tổ chức có các quyền đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm.
Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định về đăng kí quyền tác giả quyền liên quan.
Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật.
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ.