Cha mẹ nuôi bị kết án một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi, mới căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Hỏi: Bên cạnh nhà tôi có cặp vợ chồng nhận con nuôi đã 03 năm nay. Cháu bé con nuôi 07 tuổi. Tuy người mẹ nuôi hết lòng thương yêu cháu nhưng người cha nuôi lại nghiện rượu, thường xuyên say xỉn rồi đánh đập cháu và mẹ nuôi. Đã có mấy lần mẹ con cháu phải lên bệnh xá chữa trị. Tôi thấy cháu khổ quá. Xin hỏi Luật sư, tôi có thể yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của cặp vợ chồng này không? (Hà Văn Uy - Lâm Đồng)
Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định:
- Về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi:“1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này” (Điều 25).
- Về tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:“1. Cha mẹ nuôi.2. Con nuôi đã thành niên.3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;b) Hội liên hiệp phụ nữ” (Điều 26).
Theo đó, người cha nuôi bị kết án một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi, đó mới căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi.Mặt khác, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi chỉ bao gồm cha mẹ nuôi, con nuôi đã thành niên, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.Như vậy, anh (chị) là hàng xóm của gia đình nhận con nuôi thì không có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận