Các trường hợp giám định suy giảm khả năng lao động từ sau 01/01/2016 đều áp dụng các quy định Luật BHXH 2014.
1. Đi làm và đóng BHXH thêm 1 năm cho đủ 20 năm. Về nghỉ 1 năm, chờ đủ 45 tuổi (2017) và làm thủ tục lĩnh lương hưu sớm (giám định y khoa, - % của các năm lĩnh sớm...)
2. Nghỉ làm, đóng BHXH tự nguyện 1 năm và chờ đủ 45 tuổi rồi tiếp tục như phương án trên.
Tôi xin hỏi Luật sư 2 vấn đề:
1. Các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục lĩnh lương hưu sớm là gì? Tôi có đọc là cần Giấy giới thiệu đến cơ sở y tế giám định y khoa. Trong 2 phương án trên, tại thời điểm làm thủ tục, tôi không làm cho cơ quan nào cả, thì tôi phải làm thế nào?
2. Tôi có thể tra cứu bảng hệ số tính lương để quy đổi tính trung bình toàn bộ thời gian làm việc, để tính lương hưu ở đâu? (Bá Thắng - Đồng Nai)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về giám định suy giảm khả năng lao động. Trong cả hai trường hợp bác muốn nghỉ hưu (năm 45 tuổi), thời điểm lúc đó là vào năm 2017 nên sẽ áp dụng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Về giám định mức suy giảm khả năng lao động được quy định tại Khoản 5 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, vào năm 45 năm tuổi bác có thể tự đi
khám giám định mà không cần giấy giời thiệu của người sử dụng lao động.
Về mức bình lương để tính lương hưu là dựa vào số tiền lương bác đã đóng BHXH (được ghi trong sổ BHXH), không có bảng để quy đổi. Bác đóng bảo hiểm được 19 năm, nên mức bình quân tiền lương để tính lương hưu được áp dụng theo quy định tại Khoản b Điều 62 Luật bảo hiểm y tế 2014:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;”.
Tức là, tiền lương hưu sẽ nhận bằng bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 6 năm trước khi nghỉ hưu.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận