Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng
Hỏi: Trường hợp của chị tôi cụ thể như sau. Trong thời kỳ còn hôn nhân chị tôi có mua một mảnh đất nhưng với số tiền hoàn toàn riêng của chị, tên chủ sở hữu của mảnh đất cũng chỉ có tên chị thôi. Sau đó thì chị và chồng ly hôn. Giữa 2 người cũng không xảy ra tranh chấp gì về tài sản. Và chị ấy cứ nghĩ mảnh đất kia vẫn là tài sản riêng của mình. Tuy nhiên gần đây khi chị làm giấy tờ thủ tục để bán mảnh đất đó đi thì mới biết thì dù chỉ có tên chị trong giấy tờ thì tài sản đó do được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn được coi là tài sản chung, nếu muốn bán thì phải có người chồng đồng thuận kí tên. Nhưng khó khăn ở một chỗ nữa là người chồng cũ kia là người nước ngoài và anh ấy không sẵn sàng về Việt Nam để giải quyết việc này giúp chị. Tuy nhiên Anh ấy cũng có làm và gửi về Việt Nam cho chị giấy từ bỏ quyền sở hữu mảnh đất kia. Nhưng không may là nhân viên công chứng lại không chấp nhận giấy này mà bắt buộc người chồng cũ đó phải đích thân tới xác nhận. Cho tôi hỏi liệu giấy từ bỏ quyền sở hữu kia hay giấy xác nhận cam kết thoả thuận tài sản riêng mà phía chồng cũ của chị làm gửi về là có hợp pháp giúp chị tôi chứng minh được tài sản riêng trong thơi kì hôn nhân? (Nguyễn Hương - Thái Nguyên)
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: "1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng,được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợchồng.3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".
Và căn cứtheo Điều 35 luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau: "1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:a) Bất động sản;b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Như vậy, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp vợ chồng có thảo thuận khác. Chị của bạn mua mảnh đất trên trong thời kì hôn nhân nên nếu hai vợ chồng không có văn bản thỏa thuận đó là tài sản riêng của chị bạn thì quyền sử dụng mảnh đất thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng.Việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản chung là quyền sử dụng đất phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.Như vậy, khi chị của bạn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất mảnh đất trên phải có sự đồng ý hoặc có văn bản thỏa thuận của người chồng.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận