-->

Tư vấn pháp luật: công ty không trả lương đúng hạn người lao động

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây...

Hỏi: Hiện tại em làm cho công ty 2 năm, ký hợp đồng không xác định thời hạn, cam kết trong 5 năm nếu nghỉ việc không có lý do thì bị phạt 12 tháng tiền lương.Em nghỉ ốm 10/7/2016 đến ngày 14/7/2016 đi làm lại có giấy xác nhận của bệnh viện nhưng công ty giữ lương tháng 6/2016 (công ty trả lương ngày 15 hàng tháng) với lý do em nghỉ ốm (thực tế là họ nghi em nghỉ việc), trong khi đó có trường hợp nghỉ 16/6/2016 đến 16/7/2016 hoặc nghỉ ốm quá ngày phát lương mà vẫn được nhận lương. Luật sư cho em hỏi là, em làm đơn xin nghỉ việc với lý do không trả lương đúng hạn là có đúng luật không? Hiện tại công công ty đang giữ 1,5 tháng lương của em (lương tháng 6 và 0,5 tháng 7/2016), em hưởng lương theo doanh thu sản phẩm, lương cơ bản vùng 1.150.000, hệ số bảo hiểm 2,34. Em bỏ ngang như vậy thì có được rút sổ bảo hiểm không? (Minh Trang - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

"1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này"

Như vậy, bạn ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty nhưng phía công ty lại không trả tiền lương 1,5 tháng cho bạn. Do đó, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012. Nếu không thuộc đối tượng quy định tại Điều 156 Bộ luật lao động quy định về việc đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của phụ nữ mang thai thì bạn phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất là 45 ngày về việc chấm dứt hợp đồng lao động của bạn. Nếu bnaj vi phạm về thời gian báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật này.

- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bạn vẫn được rút sổ bảo hiểm theo quy định tại Điều 18 Luật vảo hiểm xã hội 2006:

"Điều 18. Trách nhiệm của ngư­ời sử dụng lao động:1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: ............................c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;................................................"

Ngoài ra, Khoản 2 và 3 Điều 47 Bộ luật lao động quy định như sau:

"Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:..........................2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,"

Như vậy, Nếu không phải là trường hợp đặc biệt thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên cũng như phải trả lại sổ bảo hiểm cho bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.