-->

Tiền lương và chế độ bảo hiểm cho người lao động bị ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả đủ tiền lương nếu do lỗi của người sử dụng lao động...

Hỏi: Công ty tôi hiện đang gặp nhiều khó khăn nên dự kiến sẽ tạm thời cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất ngừng việc. Đề nghị Luật sư cho biết, trong trường hợp này, tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội cho những người lao động này công ty phải chi trả như thế nào? (Nguyễn Lan Anh - Hà Nội).

c

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:

Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động hiện hành thì trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: i) Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; ii) Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu; iii) Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 195/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì “Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động” được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương.

Khoản 2 Điều 54 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25.10.2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, thì người lao động ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động như sau: Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó.

Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc. Nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó. Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.

Theo các thông tin bà cung cấp, công ty bà hiện đang gặp nhiều khó khăn nên dự kiến sẽ tạm thời cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất ngừng việc, do đó, đây là thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động. Căn cứ vào quy định nói trên, người sử dụng lao động vẫn phải trả lương và tham gia BHXH cho người lao động như thời gian làm việc bình thường.

Theo Báo Lao Động, ngày 04/07/2013

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.