Theo Điều 56 Luật BHXH 2014, khi nghỉ theo diện suy giảm khả năng lao động, hằng tháng mẹ chị được lãnh lương hưu, nhưng mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Mẹ chị sinh năm 1964, năm nay là 52 tuổi, đã đóng bảo hiểm trên 20 năm. Hiện nay, luật BHXH 2014 đã có hiệu lực từ 1/1/2016 nên các quy định về nghỉ hưu cũng như mức lương hưu hằng tháng phải tuân theo quy định của luật này.
Theo quy định của Luật BHXH 2014, trường hợp của mẹ chị có thể nghỉ theo diện suy giảm khả năng lao động. (Theo quy định tại điều 55 Luật BHXH 2014).
Theo khoản 1 và 3, điều 56 Luật BHXH 2014, khi nghỉ theo diện suy giảm khả năng lao động, hằng tháng mẹ chị được lãnh lương hưu, nhưng mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Ví dụ: Nếu như khi nghỉ đã đóng bảo hiểm 35 năm thì mức lương hưu hằng tháng sẽ tính là :
+15 năm đầu tính bằng 45%
+Từ năm 16 đến năm 35 là: 20x3%=60%.
Tỷ lệ mức lương hưu hằng tháng sẽ là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, trong trường hợp của mẹ chị khi nghỉ là nghỉ hưu trước tuổi, thì cứ mỗi năm nghỉ trước tuổi quy định thì mức lương hưu này giảm 2%. (Điều 56 Luật BHXH 2014). Tức là cho đến năm mẹ chị đủ tuổi nghỉ hưu, cứ mỗi năm nghỉ trước đều bị trừ 2% mức lương hưu cho đến năm đủ tuổi nghỉ.
Để mẹ chị có thể nghỉ theo diện suy giảm khả năng lao động, chị phải làm thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động cho bác. Như sau:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 5, Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 5/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia BHXH bắt buộc, thì hồ sơ giám định lần đầu gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh tiến hành giám định mức suy giảm khả năng lao động để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi gồm:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu quy định;
- Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định ;
- Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định.
Những mẫu trên chị tìm tại phụ lục của Thông tư số 07/2010/TT-BYT.
Sau khi giám định mà Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động của mẹ chị từ 61% trở lên thì mẹ chị được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động. Và làm hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng như sau:
Hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà nam từ đủ 50 tuổi trở lên, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên gửi cơ quan BHXH gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội (1 bản chính);
- Quyết định nghỉ việc hoặc bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn của người sử dụng lao động (2 bản chính);
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (2 bản chính);
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận