-->

Thỏa thuận nếu chấm dứt hợp đồng sẽ phải bồi thường 300 triệu có đúng không?

Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Hỏi: Tôi có ký hợp đồng với một công ty làm việc lâu dài lương theo thoả thuận và kèm theo cam kết hợp đồng là nếu phá hợp đồng sẽ phải đền bù là 300 triệu. Nhưng cách đây hơn 1 năm tôi đã đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng qui định của luật lao động tuy nhiên tôi chưa lấy tiền đền bù và các văn bằng, bảo hiểm xã hội của tôi đang bị công ty giữ. Đề nghị Luật sư tư vấn, trong trường hợp này tôi nên làm gì? ( Phương Trang - Lào Cai)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan đến vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:

- Về nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận như sau: "Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng". (Điều 4 Bộ luật Dân sự)

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cam kết đền bù hợp đồng khi chấm dứt hợp đồng lao động không bị pháp luật cấm. Như vậy, nếu giữa anh (chị) và người sử dụng lao động tự nguyện, thỏa thuận với nhau về việc đền bù hợp đồng thì anh (chị) phải thực hiện theo như cam kết. Về việc anh (chị) chưa có tiền đền bù, anh (chị) có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.

- Về những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động quy định như sau: "1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình. 2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động. 3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động". (Điều 183 Bộ luật Lao động)

- Về các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội: "1. Cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. 2. Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Luật này". (Điều 135 Luật bảo hiểm)

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người sửdụng lao động không được giữ giấy tờ, bảo hiểm xã hội của anh (chị).

Khoản 2 điều 47 Bộ luật Lao động cũng quy định: "2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày".

Theo thông tin mà anh (chị) đã cung cấp thì anh (chị) nghỉ việc hơn một năm rồi mà công ty vẫn chưa trả giấy tờ lại cho anh (chị), trong trường hợp này anh (chị) có thể tới phòng Lao động thương binh và xã hội hoặckhởi kiện raTòa nơi công ty anh (chị) đặt trụ sở để được giải quyết.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.