Tất cả những hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì đều thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp...
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Liên quan đến vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:
- Về đối tượng áp dụng được quy định như sau: "1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,hợp đồnglao động xác định thời hạn,hợp đồnglao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cảhợp đồnglao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luậtvềlao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng". (Điều 2 Luật bảo hiểm)
- Về tham gia bảo xã hội, bảo hiểm y tế được quy định như sau: "1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế". (TheoKhoản 1 Điều 186 Bộ luật lao động 2012)
Căn cứ theo các quy định trên thì tất cả những hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì đều thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trường hợp của công ty anh (chị) đã ký kết hợp đồng với người lao độngvà làm việc được gần 5 năm,vậyđây là trường hợp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Do vậy người lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hộitheo quy định của pháp luật. Do vậy, công ty của anh (chị) đã đúng khi tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Trong trường hợp, nếu như người lao động bên công ty anh (chị) không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi có thanh tra kiểm tra, đơn vị mà anh (chị) đang công tác sẽ chắc chắn bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi thỏa thuận đối với người lao động về việc không đóng Bảo hiểm xã hội theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Do đó, đơn vị của anh (chị) sẽ không đồng ý về việc anh (chị) không đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: "1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2.Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụnglao động có một trong các hành vi sau đây: a)Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; b)Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; c)Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 3.Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 4.Biện pháp khắc phục hậu quả: a)Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; b)Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xãhội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này". (Điều 26)
Như vậy, việc tham gia Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật sẽ có lợi cho người lao động. Nếu như trong quá trình lao động người lao động bị ốm đau, tai nạn lao động thì sẽ được nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, được hưởng chế độ thai sản (đối với lao động nữ), được hưởng chế độ hưu trí khi về hưu. Do đó, anh (chị) cần tìm hiểu thêm về các chế độ của Bảo hiểm xã hội để biết về quyền lợi cụ thể mà mình được hưởng khi tham gia Bảo hiểm xã hội, cũng như về mức đóng phí bảo hiểm theo quy định của pháp luậtvà phổ biến lại cho người lao động của mình để họ biết được lợi ích mà mình được hưởng khi tham gia lao động.
Khuyến nghị:- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận