-->

Giải quyết tranh chấp lao động khi Công ty không có Công đoàn?

Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Hỏi: Mình làm nhân viên chăm sóc khách hàng Viettel nhưng lại do đối tác quản lý từ những năm đầu công ty đóng bảo hiểm y tế chi nhân viên và có trích thu tiền bảo hiểm nhân viên 6 tháng 1 lần /năm.Bắt đầu vào tháng 5/2015 Viettel thay đổi chính sách lương và Viettel trực tiếp trả lương cho nhân viên và đóng bảo hiểm luôn, công ty đối tác chỉ đứng tên về mặt pháp lý thôi. Bọn mình có đóng tiền và thừa ra khoản tiền là 1.900.000 đồng nhưng công ty không hoàn trả tiền cho nhân viên và có thông báo trích thu. Làm như thế nào để công ty trả lại khoản tiền đó? Vì công ty không có công đoàn nên không biết phải kiến nghị đi đâu, toàn bộ nhân viên trong công ty không đồng ý. (Trần Thị Yến - Quảng Bình)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về vấn đề công ty trích thu tiền bảo hiểm y tế và không hoàn trả lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận và chính sách công ty, điều này pháp luật không điều chỉnh. Vì anh (chị) không nói rõ nên chúng tôi không biết công ty trích thu vì lý do gì, có hợp pháp hay không, nếu có thì hành vi của công ty không vi phạm pháp luật. Tập thể nhân viên trong công ty đều không đồng ý với quyết định này thì các bạn có thể giải quyết́t tranh chấp lao độngng tập thểể theo quy định tại Bộ luật lao động: "Điều 204. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở: 1. Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể. 2. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây: a) Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết; b) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. 3. Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích. Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và Điều 205 của Bộ luật này. Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này".
Thì trong trường hợp này không cần công đoàn anh (chị) vẫn có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.