-->

Khởi kiện đòi quyền thừa kế và hủy sổ đỏ đã cấp được không?

Trường hợp người chết không để lại di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật

Hỏi: Vào năm 1943, ông bà cố của chúng tôi là có canh phá mảnh đất làm nhà cư trú cũng là nơi làm ăn. Trong thời gian này hạ sinh được 2 người con trai và 2 người con gái.Trong đó ông nội tôi con trưởng nên được cho ở nhà và đất để thực hiện nghĩa vụ thờ tự. Ông, bà nội tôi lần lượt mất vào năm 1981 và 1994. Trước đó đã hạ sinh được 7 người con bao gồm Trần Thế (ba tôi,anh đầu-đã chết), Trần Thị Duyên, Trần Thanh Mạng, Trần Thị Be, Trần Văn Luyến, Trần Thị Lài và Trần Văn Tri. Bà nội của chúng tôi trước khi chết vẫn sống trên mảnh đất của ông cố để lại, chú Tri là con út nên vẫn sống cạnh nhà bà nội tôi. Đến khi bà nội mất thì vợ chồng chú Tri có họp anh em và xin 1 mảnh đất nhỏ để làm tạm nhà buôn bán, làm ăn. Anh em đã họp và quyết định cho Chú Tri ở tạm mảnh đất của ông nội để lại nhưng với điều kiện là: Sau này phần đất trước nhà chú phải để lại xây nhà thờ từ đường theo di nguyện của ông cố và cũng của ông nội. ( sự việc này rất nhiều người trong làm xóm biết ). Khi nhà nước có chính sách làm giấy chứng nhận sử dụng đất ( GCNQSDĐ) thì chú Tri đã đưa tất cả đất vào sổ đỏ đứng tên mình mà không họp anh em lại để quyết định. Năm 1996 chú đã bán 1 phần đất sau lưng nhà, cũng là nền nhà của ông cố để lại, khi đó chú có giải thích là sẽ dùng 1 phần tiền để sau này xây nhà thờ nên anh em và con cháu để cho chú bán. Năm 2014 anh em và con cháu tiến hành làm nhà thờ thì mới biết chú Tri bán hết đất đai của tổ tiên mà chú ấy đứng tên mà không cho bất kì ai biết. Không để đất xây nhà từ đường và thực hiện nghĩa vụ của con cháu. Lúc này mấy bà cô và chú của tôi mới biết rằng chú Tri đã ngấm ngầm kế hoạch bán đất mà không thông báo cho mấy cô. Mấy cô nói rằng mấy cô cũng có 1 phần đất trong đó để xây nhà thờ tổ tiên.Và rất mong muốn lấy lại được đất để thực hiện nghĩa vụ với ông cha. Hiện tại thì mảnh đất này đa chuyển sang tên cho chủ mới.

Vì vậy kính mong luật sư giải thích giúp tôi các vấn đề sau đây.

1. Mấy cô chú của tôi có quyền đòi lại quyền thừa kế theo luật không ?

2. Nếu đó là đất chung thì chúng tôi có quyền khởi kiện để đòi Tòa án hủy bỏ Giấy chứng chận quyền sử dụng đất đã cấp cho chủ mới hay không? (Minh Thuận - Hải Dương)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất: Quyền đòi lại thừa kế theo pháp luật.

Trong trường hợp của bạn, nếu ông nội hay bà nội của bạn có để lại di chúcc chia lại mảnh đất nói trên thì tài sản sẽ được chia theo di chúc.

Căn cứ theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trường hợp được thừa kế theo pháp luật để áp vào trường hợp của bạn đó là:

"a, Không có di chúc

b, Di chúc không hợp pháp

c, Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sảnn hoặc từ chối quyền nhận di sản".

Theo quy định tại Điều 676, Bộ luật dân sự năm 2005 thì 7 người con của ông, bà nội của bạn sẽ thuộc hàng thừàa kế thứ nhất (lưu ý, cá nhân thừa kế theo pháp luật phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế), những người này có quyền thực hiện thủ thục theo quy định của pháp luật để chia di sản thừa kế do ông nội bạn để lại.

Tuy nhiên, để phân chia tài sản trên thì trước hết những người thừa kế theo pháp luật sẽ tự thỏa thuận với nhau để chia di sản. Trường hợp không thỏa thuận được thì khởi kiện yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm tính từ thời điểm mở thừa kế. Ông nội bạn mất từ năm 1 981, như vậy tính tới thời điểm này đã hết thời hiệu để khởi kiện thừa kế.

Mảnh đất nói trên là tài sản chung của những người thừa kế nêu trên. Do vậy, nếu trường hợp muốn chia di sản thừa kế thì bạn hãy khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung chứ không phải là khởi kiện thừa kế.

Thứ hai: Nếu đó là đất chung thì chủ sở hữu đất có quyền khởi kiện đất tòa án để yêu cầu Tòa án hủy bỏ Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho chủ mới.

Như ở phần thứ nhất, chúng tôi xác định mảnh đất nói trên thuộc sở hữu chung của hàng thừa kế thứ nhất. Do vậy, đồng chủ sở hữu có quyền ngang nhau trong việc định đoạt mảnh đất trên. Để chuyển nhượng được mảnh đất, thì chú của bạn phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Năm 1966, chú bạn đã bán một phần mảnh đất sau lưng nhà và tự ý làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình mà không có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu là trái với quy định pháp luật. Điều này kéo theo hợp đồng bán đất mà chú bạn đã xác lập với người khác là vô hiệu.

Để đòi lại mảnh đất chú bạn đã sang tên cho người khác, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có thể khởi kiện ra Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Theo đó, hai bên của hợp đồng sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.