-->

Tự ý bước vào đất mà không được đồng ý của chủ đất có bị coi là xâm phạm, xâm nhập chỗ ở ?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể hành vi xâm phạm chỗ ở người khác thì bị xử phạt hành chính như thế nào mà chỉ quy định một số hành vi được mô tả trong Bộ luật hình sự 2015.

Tự ý vào nhà người khác khi không được đồng ý hoặc không được mời có bị coi là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác?

Việc có bị coi là hành vi xâm phạm chỗ ở hay không phụ thuộc vào các yếu tố, tình tiết của vụ việc bởi các hành vi này được điều chỉnh bởi phong tục tập quán hoặc các quy phạm đạo đức và quy định của pháp luật hiện hành, bởi Khoản 2 điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Luật sư Trịnh Thị Khánh Ly - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo quy định pháp luật “chỗ ở” là gì?

Theo khoản 9 điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Cụ thể hơn tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Luật nhà ở năm 2014 giải thích như sau:

1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

Thế nào là hành vi xâm phạm chỗ ở theo quy định pháp luật hiện hành?

Theo điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung), xâm phạm chỗ ở của người khác được hiểu là một trong các hành vi sau đây: Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

Xâm phạm chỗ ở bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể hành vi xâm phạm chỗ ở người khác thì bị xử phạt hành chính như thế nào mà chỉ quy định một số hành vi được mô tả trong điều 158 Bộ luật Hình sự nói trên như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực gây thương tích cho người khác hoặc chiếm, giữ tài sản (nhà ở) của người khác thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm h khoản 4 điều 13, điểm e khoản 2 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ với mức phạt 2-10 triệu đồng.

Bên cạnh đó theo quy định tại điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung) người thực hiện một trong các hành vi nói trên bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội hai lần trở lên; làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù 1-5 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định 1-5 năm.

Bài viết được thực hiện bởi:Luật sư Trịnh Thị Khánh Ly -Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7):1900 6198

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đất đai được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].