Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được
Hỏi: Bà nội tôi( gọi tắt là bà A). Trước năm 1975 bà A có cho bà B ở nhờ chung trên mãnh đất của bà A. Vì đất ở từ xa xưa nên vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCQDĐ). Nay bà A mất, con trai bà A vẫn tiếp tục ở trên mảnh đất này.Đề nghị Luật sư tư vấn, nay con trai bà A có quyền đòi lại mãnh đất của bà B đang ở nhờ ko. Bà B la ngườiđóng thuế sử dụng đất đai. Nếu ko đòi lại đựơc mãnh đất mà bà B đang cất nhà ở thì có thể đòi lại những mãnh đất trống xung quanh nhà bà B không? Quy định pháp luật trường hợp này thế nào? Trong khi đó bà B còn nhiều đất đai ở khu vực khác. (Vân Trang - Nghệ An)
Điều 512 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng mượn tài sản: "Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được".
Điều 514 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản:" Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn".
Theo quy định của pháp luật, nếu có đủ cơ sở để xác định thửa đất bà B đang sử dụng là thửa đất mượn của bà A thì trong phạm vi nghĩa vụ của mình, bà này có trách nhiệm trả lại tài sản khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Hơn nữa, việc bà B phải nộp tiền sử dụng đất hàng năm xuất phát từ cơ sở thực tế sử dụng, và không chỉ dựa vàoviệc nộp tiền sử dụng đất hàng năm để xác định chủ sở hữu của thửa đất mà còn nhiều các cơ sở khác.
Để tiến hành việc giải quyết tranh chấp thì gia đình anh (chị)cần thu thập mọi thông tin xung quanh thửa đất làm cơ sở xác định quyền sở hữu đối với tài sản này: mọi thông tin của thửa đất ghi nhận tại cơ quan có thẩm quyền, lời khai của những người biết rõ sự việc trên, bản tự khai về nguồn gốc thửa đất,...và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xem xét, thụ lý và giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận