-->

Luật sư tư vấn: Đòi lại đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn đòi lại đất khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Hỏi: Bố tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) năm 1992 là 24m2 (đất giãn dân). Sau khi 2 bên xung quanh (nhà bà A và nhà ông B) đã xây dựng nhà ở cấp 4 , 2 phía còn lại là (1 bên là đất nông nghiệp, 1 bên là mặt đường).Còn thừa 36 m2( đất ruộng, thùng rãnh không có giấy tờ gì). Năm 2004 gia đình tôi đổ đất và đã xây dựng nhà cấp 4 để ở và buôn bán, khi đổ đất và xây dựng cũng đã thỏa thuận với nhà bà A (ở bên phải), và đưa 1 số tiền (80 triệu) cho bà A vì bà A nói là đất của Chồng bà A (đã chết năm 1997). Đến ngày 1/5/2012 Bà A trả lại số tiền cho nhà tôi và đòi lại đất (đòi luôn cả 24 m2 bố tôi được cấp giấy CNQSDĐ). Sau đó kêu con cháu, giang hồ đến đập phá hết căn nhà tôi đã xây dựng và sử dụng từ 2004. Sau khi ủy ban hòa giải 3 lần thì có biên bản giải quyết sự việc là bố tôi chỉ có 24m2 trong số 60m2 đã sử dụng, còn 36m2 còn lại thuộc diện tranh chấp, tạm thời UBND xã tạm thời thu hồi. Từ đó đến nay biết bao nhiêu lần nhà tôi nên làm lại trên diện tích 24m2 thì bà A lại xuống UBND xã kêu khóc đòi đất và đòi chia dọc, UBND xã lại nên tạm dừng và nói về giải quyết nội bộ hai bên (nói thêm để quý luật sư hiểu, bà A là mẹ đẻ của bố tôi, ông B là anh ruột bố tôi, miếng đất dài 15m,phía sau 3m, phía trước 5m, nếu chia dọc thì coi như 24m2 nhà tôi không thể sử dụng được. Vì bên phải là bà A, bên trái là ông B là con bà A, trước là đường quốc lộ, sau là đất nông nghiệp, ông B xúi bà A đòi Đất nhà tôi). Giờ đây gia đình tôi đang rất cần chỗ ở ( hiện tại 3 sổ hộ khẩu, 3 thế hệ, 12 con người từ 9 tháng tuổi đến 60 tuổi cùng sinh sống trong một mảnh đất, một căn nhà) muốn được làm lại căn nhà bị phá, về phía mặt đường trên diện tích 24m2 bố tôi được cấp Giấy CNQSDĐ để đảm bảo cuộc sống cũng như vun đắp cho những tế bào của xã hội, vậy kính mong quý luật sư có thể chỉ giùm gia đình tôi phương hướng để giải quyết sự việc đã kéo dài mấy năm nay. (Ngô Văn Thế - Hải Dương)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Đất đai Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Thứ nhất, diện tích 24m2 đất thuộc quyền sử dụng đất của bố bạn, vì bố bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, không ai có quyền tranh chấp diện tích đất này với bố bạn.

Thứ hai, diện tích 36m2 đất còn lại, cần phải xét đến tính hợp pháp của việc chuyển nhượng đất giữa bố bạn và bà A.

Theo quy định tại Điều 106 Luật đất đai 2003, người sử dụng đất được thực hiện quyền chyển nhượng đất khi có các điều kiện sau:

"- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;- Đất không có tranh chấp;- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;- Trong thời hạn sử dụng đất;"

Hình thức của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng (văn bản), có công chứng.

a. Nếu giao dịch chuyển nhượng được thực hiện trước ngày 1/7/2004 và giao dịch được lập thành hợp đồng và bà A chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì theo quy định tại khoản 1 điều 11 Nghị định 84/2007/NĐ-CPquy định bổ sung một số trường hợp cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đấtthì bố bạn phải nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 135 hoặc khoản 1 Điều 136 nghị định 181/2004/NĐ-CP. Nếu bố bạn đã làm hồ sơ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bố bạn sẽ có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó.

b. Nếu giao dịch chuyển nhượng được thực hiện sau ngày 1/7/2004 và được lập thành hợp đồng nhưng bà A chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giao dịch này đã vi phạm về điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quy định tại Điều 106 Luật đất đai 2003.

c. Nếu giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ nói miệng mà không lập thành hợp đồng thì giao dịch đó sẽ vi phạm quy định về hình thức của giao dịch.

Theo Điều 134 Bộ luật dân sự 2005, trong trường hợp hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch đó vô hiệu, không được công nhận bất kể xác lập trước hay sau ngày 1/7/2004.

Thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ để chúng tôi xác định xem bố bạn có quyền sử dụng đối với diện tích đất 36m2 hay không. Nhưng bạn có thể dựa vào các trường hợp trên để xác định.

Về việc bà A thuê người đập phá nhà bạn là vi phạm quy định pháp luật. Theo quy định tại điểm a khoản Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính khi gây thiệt hại đên tài sản của người khác, bà A bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của gia đình bạn. Nếu thiệt hại lớn hơn thì có thể bà A còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Nếu hai bên không thỏa thuận, hòa giải được thì bố bạn có thể khởi kiện ra Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.