-->

Việc mở rộng lối đi chung

Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hỏi: Gia đình tôi co 4 anh em trai. Mẹ tôi mất sớm còn bố tôi mất năm 1986 khi bố tôi mât để lai một thửa đất. 4 anh chia đều cho nhau và được chia là 2 người ở phía trong và 2người ở ngoài. Phía trong đã có lối đi chung 3m. Còn phía ngoài cũng có lối đi là 3.2m do đất đaii ông cha ngày xưa để lại nên diện tích đất thực tế đo được nhà ai cũng dư khoảng 30m2 so với giấy CNQSDD. Khi chia đất xong giấy CNQSDD được cấp năm 2001 và không ghi có lối đi chung từ phía trong ra..nhà tôi sử dụng từ trước đến giờ không tranh chấpp với ai. cho đến khi năm 2014 em tôi đòi phần 30m vuông nhà tôi dư trên diện tích làm lôi đi chung thêm ra phía ngoài rồi e tôi đi làm lại giấy CNQSDD va đươc cấp giấy CNQSDD ngày 14.11.2014 có ghi trong giấy CNQSDD 1.3m là lối đi chung, trong khi đó phía trong có lối đi 3m rồi. Đề nghị Luật sư tư vấn, diện tích đó tôi có phải bỏ ra làm lối đi chung không và tôi tìm đến cơ quan nào? (Ngọc Hùng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Bảo An- Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 265 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản như sau:

"1.Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp."

Do đó, khi anh đã đồng ý để người em làm lại GCNQSDĐ có xác nhận phần đất là lối đi chung trong Giấy Chứng nhận, thì coi như 2 bên thỏa thuận về mở rộng lối đi chung. Còn phần lối đi chung đã được xác nhận từ trước, nhưng không ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các bên vẫn sử dụng bình thường, không có tranh chấp thì nó vẫn được sử dụng và xác nhận là lối đi chung.

Nếu anh không đồng ý với việc mở rộng lối đi chung của em trai anh, anh có thể yêu cầu UBND xã giải quyết, xác định lại phần lối đi chung, và tiến hành hòa giải.

Điều 203 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

"1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết".

Nếu hòa giải không thành, anh có thể gửi đơn kiện yêu cầu Tòa án nhân dân Huyện giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.