-->

Tư vấn về tranh chấp quyền thừa kế đất đai, nhà ở?

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Hỏi: Gia đình tôi có 6 anh chị em (2 trai, 4 gái). Bố mẹ tôi đã mất và không để lại di chúc quyền thừa kế nhà và đất cho ai trong 6 anh em. Bố mẹ tôi trước đây có cầm cố sổ đỏ nhà ở để vay tiền. Số nợ trong ngân hàng đến thời điểm hiện tại là 50 triệu. Hiện tại anh trai tôi đang muốn tranh chấp giành quyền sở hữu ngôi nhà.Tôi muốn hỏi: Nếu 6 anh em góp tiền vào trả nợ thì quyền sở hữu căn nhà đó sẽ được phân chia như thế nào ? Hoặc tôi muốn trả nợ hoàn toàn số tiền đó. Nếu có xảy ra tranh chấp thì tôi có được chứng nhận là đã trả 50 triệu trong phân chia tài sản hay không?Và trước đây chị gái tôi cũng từng trả số tiền nợ trong ngân hàng cho ba mẹ tôi thì có được thừa nhận số tiền đã trả khi xảy ra tranh chấp hay không? (Trần Văn Kỳ - Hải Dương)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết, gia đình bạn nên họp bàn tự thỏa thuận để giữ gìn tình cảm gia đình. Nếu không thỏa thuận được thì vấn đề này sẽ được giải quyết như sau:

Việc chia di sản thừa kếkhông có di chúc và những người được hưởng di sản thừa kế không thỏa thuận được thì sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 637 BLDS 2005 có quy định:

"1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân".

Căn cứ vào Điều 683 BLDSquy định vềThứ tự ưu tiên thanh toán di sản:

"Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác".

Như vậy, theo quy định trên, khi thanh toán hết nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản thì việc chia thừa kế mới được thực hiện.

Di sản của bố mẹ bạn là nhà và đất. Nhưng khi chia thừa kế theo pháp luật, phần di sản thừa kế đem chia cho 6 người conchỉlà phần di sản còn lại sau khi đã thanh toán khoản nợ của bố mẹ bạn với ngân hàng. Khi chia thừa kế theo pháp luật thì di sản sẽđược chia đều cho 6 người con.Nếu mình bạn đứng ra trả số tiền đó thì sau này 5 người còn lại sẽ phải thanh toán lại cho bạn số tiền tương ứng với nghĩa vụ của từng người.

Trước đây, chị gái bạn cũng trả nợ ngân hàng cho bố mẹ bạn. Nếu khi trả nợ, chị gái bạn cóyêu cầu bố mẹ bạn hoàn trả số tiền thì số tiền đó sẽđòi lại được.Nó sẽ được coi như khoản vay bình thường của bố mẹ bạn và khoản nợ này cũng được chia đều cho những 6 người con được thừa kế từ tài sản của bố mẹ bạn cùng trả.Nếu lúc đó, chị gái bạn tự nguyện trả nợ hộ bố mẹ xuất phát từ tấm lòng hiếu thảothì khoản tiền đó không đòi lại được.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.