-->

Nghĩa vụ trả nợ của những người thừa kế?

Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Hỏi: Bố tôi vừa mất được mấy tháng, hiện giờ có người đến nói làtrước khi mất bố tôi có nhận bán đất cho họ và ký giấy nhận tiền của họ rồi nhưng chưa giao đất (vì bố tôi làm chủ công ty về bất động sản), theo như công ty nói thì số tiền đó bố tôi chưa giao về công ty nhưng điều này chúng tôi khôngthể chứng thực được vì giờ người đã mất rồi. Xin luật sư cho chúng tôi hỏi trong trường hợp các con đã ký giấy từ chối quyền thừa kế, sau đó toàn bộ tài sản được chuyển sang tên mẹ, giờ mẹ tôi muốn ký giấy tặng, cho toàn bộ tài sản đó lại cho chúng tôi thì chúng tôi có phải chịu trách nhiệm trước số nợ đó nữa không, vì tôi có đọc được là những người đã từ chối quyền thừa kế thì khôngcó trách nhiệm phải trả nợ cho người đã mất nữa có đúng khôngạ?? Và trong trường hợp toàn bộ tài sản mẹ tôi là người thừa kế duy nhất đã đem đi cho, tặng và k còn khả năng trả nợ thì mẹ tôi có bị truy tội hình sự khôngạ hay chuyện này sẽ do công ty tự giải quyết? (Thanh Hằng - Bình Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết, bạn nên tìm hiểu và xác thực có đúng là bố của bạn vẫngiữ tiền bán nhà mà chưa chuyển vào tài khoản công ty hay không?

Nếu như sự việc chính xác là như vậy thì phía gia đình bạn phải có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định tại Điều 637 Bộ luật dân sự 2005

"1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân".

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và các anh chị emđã ký giấy từ chối quyền thừa kế, sau đó toàn bộ tài sản được chuyển sang tên mẹ,theo quy định tại Điều 642 quy định về việc từ chối nhận di sản thì bạn và các anh chị em có quyền từ chối nhận di sản,trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Như vậy bạn có quyền từ chối nhận di sản vì một lý do nào đó đượcpháp luật công nhận nhưng sau đó số tài sản đã được sang tên cho mẹ bạn thì khi đó mẹ bạn phải là người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bố bạn. Mẹ bạn có quyền tặng cho tài sản cho mình cho người khác, tuy nhiên phải sau khi đã thực hiện hết nghĩa vụ trả nợ của mình. Do vậy mẹ bạn không thể tặng cho tài sản trước sau đó mới thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Căn cứ pháp luật Điều 683 BLDS 2005:

"Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.