Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên...
Hỏi: Người lao động từ năm 1979 đến tháng 4/1985 làm lái xe trong quân đội. Tháng 8/1985 có quyết định của Tổ chức chính quyền Tỉnh chuyển ngành về Công ty Du lịch Tây Ninh làm việc, đến nay xin nghỉ việc vậy thời gian tính trợ cấp thôi việc có tính thời gian trong quân đội chuyển ngành không? (Minh - Nam Định)
Luật gia Dương Thị Hải Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như bạn cung cấp thì bạn làm trong cơ quan chính quyền Tỉnh, vậy xác định nếu bạn là công chức thì việc xác định chế độ hưởng theo Luật cán bộ, công chức. Trường hợp không phải là công chức thì sẽ áp dụng theo Bộ luật lao động:Điều 48 BộLuật Lao động quy địnhvề trợ cấp thôi việc như sau: "1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.".Điều 14cũng quyđịnh vềTrợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm:: "1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tạiĐiều 48 của Bộ luật Lao độngcho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại cácKhoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tạiĐiều 38 của Bộ luật Lao động.2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tạiKhoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động".
Dựa vào thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi:Người lao động từ năm 1979 đến tháng 4/1985 làm lái xe trong Quân đội. Tháng 8/1985 có quyết định của Tổ chức chính quyền Tỉnh chuyển ngành về Công ty Du lịch Tây Ninh làm việc. Cơ quan Quân đội vẫn có quyền điều chuyển người lao động. Tức làngười laođộng vẫn chưa chấm dứt hợpđồng laođộng với Cơ quan này.Thời gian chờ Cơ quan quânđội chuyển ngành vẫnđược tính vào thời gian tính trợ cấp thôi việc(TheoĐiều 48 Bộ Luật Laođộng vàĐiều 14 Nghịđịnh 05/2015/NĐ-CPNgười sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận