Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có được trả trợ cấp thôi việc không.
Hỏi: Ông Nguyễn Văn A sinh tháng 2 năm 1956, công tác trong nghành giáo dục từ năm 1975 là giáo viên tiểu học, đến năm 1985 được điều về làm kế toán Công ty S, đến năm 2000 chuyển đổi cổ phần hóa thành Công ty CP SBL. Ngày 15/10/2016 ông A làm đơn xin nghỉ việcđơn phương chấm dứt hợp đồng thì Công ty có trợ cấp thôi việc theo thời gian công tác mỗi năm ½ tháng lương cho ông A không? (Nguyễn Thắng - Hà Nội)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
Tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc:1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Theo quy định trên, trường hợp người lao động có đơn xin thôi việc mà người sử dụng lao động đồng ý hoặc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.
- Thứ hai, về trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc
Tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Nghị định hướng Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:
"Điều 38. Quy định chuyển tiếp:2. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó.”
Như vậy, công ty CP SBL sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho toàn bộ thời gian người lao động làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó.
- Thứ ba, về cách tính trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 48 BLLĐ thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Mỗi năm làm việc được hưởng một nửa tháng tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Theo đó, trợ cấp thôi việc sẽ được tính theo quy định trên.
- Thứ tư, về chi phí mà doanh nghiệp đã chi trả trợ cấp thôi việc
Các chi phí này sẽ được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp để khẩu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thứ năm, về điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thôi việc
Về trợ cấp thôi việc Luật việc làm 2013 sẽ không điều chỉnh mà sẽ do Bộ luật lao động 2012 điều chỉnh.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận