Công ty Luật TNHH Everest tư vấn việc phân chia tài sản sau ly hôn. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng...
Hỏi: Vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 2007. Tháng 8/2008 2 vợ chồng có mua ô tô để chạy hàng trị giá 205 triệu, trong đó bên ngoại cho mượn 100 triệu (đã trả 50 triệu còn lại chưa trả vì ông bà cũng có ý định cho), vợ chồng có 30 triệu, ông bà nội có 20 triệu còn lại vay mượn bạn bè.Năm 2009 vợ chồngxây nhà trên đất ông bà nội (ông bà có đóng góp một vài triệu và cho gỗ để đổ mái) ông bà ở chung nhưng ăn riêng. Mọi vật dụng trong gia đình đều do vợ chồng tôi sắmsửa. Kinh tế gia đình: chi phí sinh hoạt gia đình, con cái học hành, tết lễ hay có khách đều do tôi tự lo, chồng không phải đưa cho tôi tiền sinh hoạt suốt 8 năm nay. Chồng thìlo xây nhà cửa, sắm sửavật dụng gia đình.Nay ly hôn tôi xin hỏi tài sản nhà cửa chia như thế nào? (Mỹ Phương - Hải Dương)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì tài sản của 2 người bao gồm: ô tô trị giá 205 triệu, ngôi nhà trên đất của ông bà nội và một số tài sản khác.
Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn như sau:
"1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này".
Như vậy, tất cả tài sản chung của vợ chồng bạn bao gồm nhà cửa, ô tô...sẽ được phân chia dựa theo hoàn cảnh và công sức đóng góp của mỗi bên trong việc duy trì, phát triển khối tài sản đó.
Do bạn sống chung với gia đình bên nội và tài sản đó có thể xác định được cho nên, phần tài sản của vợ chồng bạnđược trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo nguyên tắc trên.
Về khoản nợ mà vợ chồngbạn vay nhưng chưa trả được cụ thể là số nợ vay bạn bè và gia đình 2 bên khi mua ô tôthì sẽ được giải quyết theo nguyên tắc:
"Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết". (Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005)
Với những khoản nợ mà một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ chồng liên đới chịu trách nhiệm. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được thực hiện theo điều 37 Luật hôn nhân gia đình 2014:
-Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
-Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Đối với các nghĩa vụ sau thì vợ chồng có nghĩa vụ riêng, cụ thể tại điều 45 Luật hôn nhân gia đình 2014:
"Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng".
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận