-->

Tư vấn pháp luật: Nghỉ việc sau khi hết chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con;...

Hỏi: Tôi bắt đầu làm việc vào ngày 15/8/2015. Sau 3 tháng thử việc công ty chính thức ký hợp đồng lao động vào ngày 15/11/2015. Đến ngày 1/7/2016 tôi sinh em bé (trước đó ngày 18/5/2016 tôi xin nghĩ phép dưỡng thai và đi làm lại vào 18/11/2016, thời gian nghỉ 6 tháng theo quy định).Cho tôi được hỏi, nếu ngày 18/11/2016 tôi nghỉ việc luôn không đi làm lại thì tôi có được hưởng trợ cấp thai sản hay không? Và tôi rút lại sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? (Như Quỳnh - Nam Định)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

"Điều 28. Điêu kiện hưởng chế độ thai sản:1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Lao động nữ mang thai;b) Lao động nữ sinh con;c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi."

-> Như vậy chị lưu ý để được hưởng chế độ thai sản chị phải có đủ 06 tháng đóng BHXH trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh. Thời gian chị ký kết hợp đồng lao động 15/11/2014 đến 18/5/2015 chị nghỉ chờ sinh, như vậy chị phải căn cứ xem trong khoảng thời gian này chị có đủ 6 tháng đóng BHXH chưa. Để biết được tháng 11/2014 hoặc 5/2015 chị có được đóng bảo hiểm không thì chị lưu ý tháng này chị cần có trên 14 ngày làm việc hưởng lương không, nếu đủ thì chị sẽ được tính đóng bảo hiểm của tháng đó. Như vậy chị sẽ được huwongt bảo hiểm, kể cả khi nghỉ sau sinh chị không làm việc tại công ty nữa.

- Quyết định 1111/QĐ-BHXH:

"Điều 54. Quản lý mức đóng:2.1. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó:Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng tiếp theo tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc.Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.2.2. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó:Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc."

-> Như vậy để biết chính xác hơn chị liên hệ với công ty xem về thời gian đóng của tháng cuối trước khi chị nghỉ chờ sinh.

Những điều cần lưu ý:

- Mức hưởng thai sản, chị có thể tham khảo như sau:

Quy định trong luật bảo hiểm xã hội 2006:

"Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con".

"Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản:1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.