-->

Tư vấn mở thừa kế thực hiện nghĩa vụ nợ

Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Hỏi: Chồng tôi mất đột ngột để lại một khoản nợ thế chấp trong ngân hàng là 2 mảnh đất.Tôi muốn bán một mảnh để trả nợ ngân hàng, nhưng khi mở thừa kế để giải quyết nợ thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng tôi không có tiền trả ngân hàng để lấy giấy ra mở thừa kế.Tôi còn cách nào khác không? (Thúy An - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 2005 về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại quy định:

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.
Theo khoản 1, thì bạn và các conlà người thừa kế theophảipháp luậtphải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ này trong phạm vi di sản được thừa kế của chồng bạn là hai mảnh đất đang thế chấp. Hoặc nếu tài sản thế chấp là tài sản chung của hai vợ chồng thì bạn vẫn có trách nhiệm với khoản nợ chung của hai vợ chồng.Bạn có thể thương lương với ngân hàng để làm thủ tục xác nhận di sản thừa kế cùng đồng thừa kế là bạn và cáccon để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Đối chiếu với khoản 2 của điều 637 Bộ luật dân sự 2005 thì khi thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại sẽ không cần yêu cầu chia di sản thừa kế mà sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ xong rồi tiến hành chia di sản thừa kế dựa trên khối di sản còn lại sau khi thực hiện xong nghĩa vụ của người chết để lại.
Do đó,bạn có thểdùng khối tài sản mộtmảnh đất củachồng hoặc của bạn và chồngđể thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng xong rồi mới yêu cầu chia thừa kế thì pháp luật sẽ tôn trọng cũng như không có quy định nào cấm rằng phải chia di sản thừa kế rồi mới thực hiện nghĩa vụ.
Bạn sẽ tiến hành các thỏa thuận với ngân hàng: bán mảnh đất không qua đấu giá cho bên thứ 3, hoặc bán lại cho ngân hàng theo quy định tại Điều 10 thông tư liên tịch số16 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường và Ngân Hàng Nhà Nước:

:1. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận về việc bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá và không có thỏa thuận khác về việc xác định giá bán tài sản thì việc định giá bán tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

a) Bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận về giá bán tài sản bảo đảm bằng văn bản.Trong trường hợp không thỏathuậnđược giá bán tài sản thì bên bảo đảm có quyền chỉ định cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá bán tài sản trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày không thỏa thuận được giá bán. Sau thời hạn mười lăm (15) ngày, nếu bên bảo đảm không chỉ định cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá thì bên nhận bảo đảm có quyền chỉ định cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá bán tài sản. Chi phí thuê cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá được tính vào chi phí xử lý tài sản bảo đảm.

b) Trong trường hợp tài sản bảo đảm không bán được theo định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá thì bên nhận bảo đảm được quyền hạ giá bán tài sản trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày không bán được tài sản. Việc hạ giá bán tài sản thực hiện liên tục ba (03) lần nhưng mỗi lần hạ giá bán tài sản không được quá mười phần trăm (10%) giá đã định và phải cách nhau ít nhất là ba mươi ngày (30) ngày đối với bất động sản và mười lăm (15) ngày đối với động sản. Bên nhận bảo đảm có trách nhiệm thông báo cho bên bảo đảm việc hạ giá bán tài sản bảo đảm.

Sau ba (03) lần liên tục hạ giá mà vẫn không bán được tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này. Giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp này là mức giá của lần hạ giá cuối cùng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc bán tài sản bảo đảm phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bên nhận bảo đảm phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản, người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm trong quá trình bán tài sản bảo đảm".

Sau khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bạn hoặc ngân hàng sẽ làm thủ tục xóa thế chấp đểthực hiện việc chia tài sản thừa kế mảnh đất còn lạitheo thủ tục sau: người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Thành phần hồ sơ:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đơn yêu cầu xoá đăng ký thế chấp (02 bản);

- Văn bản xác nhận của bên nhận thế chấp về việc hoàn thành xong nghĩa vụ bảo đảm;

- Giấy uỷ quyền (nếu có);

- Giấy tờ có liên quan (nếu có).

Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:Thời gian thực hiện các công việc quy định tại mục b trên đây là trong ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lê. Trường hợp nộp hồ sơ từ 15 giờ có thể trả kết quả sang ngày làm việc tiếp theo.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.