Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác
Hỏi: Bà em năm nay đã già, muốn để lại di chúc cho một người cháu trong nhà. Tuy nhiên hiện nay giấy chứng nhận QSDĐ của bà em đã thế chấp vay vốn trong ngân hàng. Như vậy có lập di chúc được không? (Thanh Hải - Quảng Ninh)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại khoản 4, Điều 348Bộ luậtDân sự thì bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp.Tuy nhiên, tại khoản 4, Điều 349; khoản 4, Điều 718 Bộ luật Dân sự quy định về quyền của bên thế chấp tài sản, thế chấp quyền sử dụng đất như sau:
4. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;
Pháp luật không cấm bên thế chấp lập di chúc chỉ định người hưởng di sản là tài sản thế chấp, việc bên thế chấp lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp, bởi vì:
Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế, theo quy định tại khoản 1, Điều 637 Bộ luật Dân sự quy định: ‘‘Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác’’. Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp.
Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, tại khoản 3, Điều 667 Bộ luật Dân sự quy định: ‘‘Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực’’.
Nếu bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế, bên thế chấp được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, khôi phục đầy đủ các quyền đối với tài sản của mình.
Như vậy, bà của bạn vẫn có thểđược lập di chúc cho bạn thừa kế mảnh đất đó, tuy nhiên có sự xác nhận của ngân hàng đang nhận thế chấp nhà.
Về thủ tục lập thừa kế, cơ quan công chứng trước khi chứng thực nội dung di chúcngoài việc đánh giá tính tự nguyện, tình trạng minh mẫn của người lập di chúc sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu bản gốc các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ tài sản(đối với các tài sản mà Pháp luật quy định phải đăng ký). Trong trường hợp này, chủ sở hữu tài sản thế chấp có thể làm đơn yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đang quản lý giấy tờ gốc cử người mang theo giấy tờ gốc về quyền tài sản thừa kế để Cơ quan công chứng kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu nếu nội dung di chúc hợp pháp, kiểm tra xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ nhân thân, giấy tờ tài sản Cơ quan công chứng sẽ tiến hành thủ tục làm chứng di chúc theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất thủ tục công chứng, tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng sẽ tiếp tục những giấy tờ gốc về quyền tài sản của người để lại di chúc.
Tuy nhiên, nếu cháu bàmuốn hưởng trọnvẹn phần di sản thừa kế thì cháu bànên thuyết phục bà rút tài sản đang thế chấp tại ngân hàng và thay bằng một tài sản đề phòng trường hợp xử lý tài sản thế chấp của ngân hàng nếu bàkhông thể thanh toán khoản nợ tại ngân hàng.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận