Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;...
Hỏi: Tôi đang làm việc tại một công ty tư nhân và có ký hợp đồng, trưởng phòng ở công ty muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi cùng lý do bất hợp tác (lý do này là do trưởng phòng tự đặt ra và cũng không rõ ràng là bất hợp tác như thế nào). Nay tôi muốn hỏi với lý do đó thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi hay không? Và có bộ luật nào quy định rằng có thể chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do hay không? và các điều cần thiết để có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tôi có đóng đầy đủ các tiền bảo hiểm, công đoàn... Mong nhận được câu trả lời sớm từ luật sư. Chân thành cảm ơn! (Văn Nghĩa - Hưng Yên)
Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 38 BLLĐ 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:
"1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."
Điều 41 BLLĐ quy định vềđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
"Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này."
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đốivới người lao động khi và chỉ khi cócác lý do quy định tại Khoản 1 Điều 38 BLLĐ; các trường hợp khác đều bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.Do đó, đối với trường hợp của bạn,công ty không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vớilý do bất hợp tác và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này sẽbị coi làtrái pháp luật vì lý do này không được quy định tại Khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là ý chí đơn phương của một bênnêntrong mọi trường hợp pháp luật yêu cầu người sử dụng lao động phảicó lý do để giải thích cho người lao động, đồng thờiđó cũng là căn cứ để người lao động xác định việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao độnglà đúng hay trái pháp luật. Và như vậy, đểviệc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động của người sử dụng lao độnglà đúng luật thì cần đảm bảo điều kiệnvề lý do đơn phương và thời gian báo trước.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì người sử dụng lao dộng có nghĩa vụ như sau:
"Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước."
Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có quyền đề nghị người sử dụng lao động thực hiện đúng theo hợp đồng mà hai bên giao kết. Trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý thì bạn có quyền khiếu nại về hành vi của người sử dụng lao động hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Khuyến nghị:
1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận