-->

Thực hiện chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH như thế nào?

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Hỏi: Tôi có vấn đề cần Luật sư giải đáp như sau: 1. Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn của các thành viên trong công ty và thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn khi thành lập công ty TNHH không?Điều kiện để thành viên trong công ty có thể yêu cầu công ty mua lại phần mà mình đã góp vốn tại công ty? Nếu công ty không mua lạithì thành viên đó có thể chấm dứt tư cách thành viên công ty bằng hình thức nào? (Ngô Đạt - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Khương Thị Thu Hà - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định:

Điều 35. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Như vậy chỉ cần bạn có những loại tài sản thuộc Điều 35 ( như trên) thì hoàn toàn có quyền được góp vốn vào loại hình Doanh nghiệp mà bạn muốn tham gia.

Đối vơi vấn đề chủ thể có thẩm quyền định giá thì theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp có quy định như sau:

Điều 37. Định giá tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hạp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Đối với mô hình Công ty TNHH căn cứ vào Khoản 3 Điều 37 ( như trên) thì chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn là Hội đồng thanh viên thực hiện định giá tài sảntheo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 36 Luật Danh nghiệp có quy định như sau:

Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

Như vậy tài sản mà bạn dùng để góp vốn vào công ty phải là tài sản thuộc sở hữu của bạntức là bạn có quyền sở hữu với tài sản đó (quy định về quyền sở hữu đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2005),khi tham gia góp vốn vào Công ty thì bạn phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sảngóp vốnvào Công ty. Trình tự thủ tục tiến hành việc chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 ( như trên).

Đối với vấn đề mua lại phần vốn góp thì mỗi loại hình Công ty sẽ có những điều kiện khác nhau quy định về vấn đề này. Vì câu hỏi của bạn không nêu rõ loại hình công ty nào ( Công ty Cổ phần; Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh)nên chúng tôi chưa thể đưa ra căn cứ pháp lý để giải quyết vấn đề của bạn được. Bạn có thể tham khảo thêm các quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 về các vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Vấn đề về chấm dứt tư cách thành viên khi công ty không mua lại phần vốn gópđối với mỗi loại hình Công ty đều có quy định riêng về chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của pháp luật và chấm dứt tư cách thành viên theo quy định trong điều lệ của công ty đó. Việc chấm dứt tư cách thành viên này có thể từ nguyên nhân chủ quan ( vi phạm điều lệ của Công ty; tự nguyện rút khỏi công ty;...) hoặc cũng có thể do nguyên nhân khách quan xảy ra ( do người đó chết; ...).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.