-->

Quy định về tài sản và con cái khi vợ chồng ly hôn

Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Hỏi: Trước khi cưới em chồng em có quen một cô gái khác, sau đó mới quen và yêu em. Đám cưới xong 9 tháng sau em sinh con cuộc sống rất khổ cực, trước khi cưới em và sau này anh ta vẫn còn qua lại với người yêu cũ, em biết được qua tin nhắn điện thoại, anh ta rất hay đi quan hệ lăng nhăng bên ngoài. Từ tháng 9 năm 2012 anh và cô người yêu cũ nói chuyện qua facebook cho tới tháng 05 năm 2013. Nội dung hai người nói chuyện là hẹn hò gặp gỡ và nói xấu em thậm tệ, anh ta nói là ngậm đắng nuốt cay khi chung sống với em, nếu không có con em thì anh ta không sống chung với em nữa. Cho em hỏi, tài sản sau ly hôn được chia thế nào? (Phương Uyên - Bắc Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
'
Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) quy định tài sản được coi là tàn sản chung của vợ chồng nếu: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Điều 37 Luật HN&GĐ quy định:“1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng,Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản này được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung".

Trong trường hợp của bạn, có thể hiểu trên thực tế mảnh đất chưa từng sang tên chuyển nhượng lại cho bố mẹ bạn, mà bố mẹ bạn đã dùng 220 triệu đồng để chuộc lại giấy tờ do chồng bạn làm ăn thua lỗ. Và hiện giờ trên thực tế mảnh đất vẫn chỉ đứng tên chồng bạn. Theo như trích dẫn điều 27 Luật HN&GĐ đã nêu ở trên, thì quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời theo như bạn trình bày thì số tiền mua mảnh đất này lúc đầu có sự đóng góp của cả hai vợ chồng, vậy nên bạn hoàn toàn có quyền sở hữu đối với mảnh đất này. Còn về việc chồng bạn thế chấp mảnh đất rồi sau đó chủ nợ đến đòi nợ bố mẹ bạn : Như bạn trình bày thì việc chồng bạn “ủy quyền tài sản thế chấp” qua tên bạn là không cần thiết vì trên thực tế mảnh đất này thuộc quyền sở hữu của cả hai chứ không chỉ mình chồng bạn. Đồng thời mảnh đất trước sau vẫn đứng tên chồng bạn, không phải bố mẹ bạn thì việc thế chấp giấy tờ không có liên quan tới bố mẹ bạn. Chỉ có hai trường hợp bố mẹ bạn phải trả nợ thay.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.