Người lao động không đồng ý chuyển làm công việc khác so với công việc trong hợp đồng lao động

Người sử dụng lao động có quyền chuyển người lao động làm việc khác so với công việc trong hợp đồng lao động tối đa 60 ngày làm việc. Hết thời hạn này, nếu muốn tiếp tục chuyển phải được sự đồng ý của người lao động.

Hỏi: 03 tháng trước, do nhu cầu sản xuất kinh doanh, công ty đã chuyển tôi từ công nhân lắp ráp sang làm việc tại bộ phận sơn trong vòng 60 ngày làm việc. Tuy không muốn chuyển nhưng được biết pháp luật cho phép người sử dụng lao động được phép chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong vòng tối đa 60 ngày làm việc nên tôi vẫn thực hiện theo yêu cầu của công ty. Nay đã hết 60 ngày làm việc nhưng công ty vẫn có quyết định chuyển tôi sang bộ phận sơn làm việc tiếp 02 tháng nữa. Do môi trường bên bộ phận Sơn độc hại, nên dù lương cao hơn nhưng tôi vẫn không muốn làm. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu tôi không thực hiện lệnh điều chuyển này của Công ty thì quyền lợi của tôi giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thị Yến – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh/chị tham khảo như sau:

“Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.” (khoản 1 Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012)

“3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động.” (khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động)

Như vậy, khi đã chuyển anh/chị sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc, nếu Công ty tiếp tục có nhu cầu chuyển anh/chị làm công việc khác thì phải nhận được sự đồng ý bằng văn bản của anh/chị.

Trường hợp anh/chị không đồng ý tạm thời làm công việc khác nữa thì Công ty phải trả lương ngừng việc cho anh chị theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012.


Khuyến nghị:

1.Nội dung bàitư vấn pháp luật giao thôngmà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

2.Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

3.Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.

Trường hợp Quý vị liên hệvớiluật sư,luật gia củaCông ty LuậtTNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

1.Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội

3.Điện thoại: 04-66.527.527 - Hotline: 0936.123.777 -Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198

4.E-mail: [email protected], Hoặc: [email protected].