-->

Luật sư tư vấn: mới biên chế có được nghỉ phép hàng năm không?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp mới biên chế có được nghỉ phép hàng năm không.

Hỏi: Tôi hiện đang là cán bộ làm việc cho 1 cơ quan nhà nước nhưng do thời gian công tác ngắn nên tôi chưa nắm được hết các quy định. Hiện tôi đang rất rối bời vì tôi có việc riêng mà không được nghỉ phép.Tôi vào bắt đầu công tác tại cơ quan ngày 1/1/2015 đến nay là 1 năm 8 tháng. Quê tôi ở Hà tĩnh, còn tôi hiện đang công tác tại tỉnh Đắk Nông. Tôi chuẩn bị lấy chồng nên muốn xin nghỉ phép 1 tuần để về ngoài quê chuẩn bị. Nhưng Lãnh đạo cơ quan tôi nói, hiện tôi chưa được nghỉ phép vì tôi vừa được biên chế hồi tháng 5/2016 chưa đủ 1 năm. Với lại hồi tháng 11/2015, cơ quan tôi đã cho tôi nghỉ tranh thủ 5 ngày để ra Hà Nội gặp anh trai bên nước ngoài về. Tôi muốn hỏi cơ quan tôi làm vậy có đúng không? (Thu Minh - Hà Tĩnh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 13. Luật cán bộ, công chức quy định:

"Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi:Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ".

Theo điểm a, khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động,

"Điều 111. Nghỉ hằng năm:1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường";

Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định

"Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm:1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội."

Như vậy, thời gian bạn đã làm việc thực tế là 1 năm 8 tháng và mới nghỉ 5 ngày phép. Bạn có quyền nghỉ phép theo thời gian quy định của bộ luật lao động là 12 ngày phép.

Đồng thời theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 116 Bộ luật lao động

"Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đâya) Kết hôn: nghỉ 03 ngày";

Như vậy bạn hoàn toàn có thể xin nghỉ phép mà vẫn được hưởng lương. Cơ quan giải quyết cho bạn như vậy là chưa đúng với quy định của pháp luật

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.