-->

Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hàng năm

Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Hỏi:Tôi làm việc tại một trường tư thục theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm từ tháng 08 năm 2013, trước đó tôi có ký với trường hợp đồng thử việc thời hạn 02 tháng. Đề nghị Phòng Tư vấn pháp luật và Bạn đọc Báo Giáo Dục Việt Nam cho biết, tôi có được thanh toán tiền phép năm không và nếu có, thì số ngày phép sẽ được tính như thế nào? (Mai Thuỳ Trang).
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:

Khoản 2 Điều 114 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ) quy định: Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của BLLĐ được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.
Ngoài ra, tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định thời gian được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hằng năm bao gồm: 1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề. 2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho NSDLĐ. 3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của BLLĐ. 4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được NSDLĐ đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. 6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng. 7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn. 9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của NLĐ. 10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc. 11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Như vậy, căn cứ các quy định nói trên, theo các thông tin bà cung cấp, bà có dưới 12 tháng làm việc tại trường do đó, thời gian nghỉ hàng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc, trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm và cách tính số ngày nghỉ hàng năm theo các quy định đã trích dẫn ở trên.

Bài viết tại Báo Gíáo dục Việt Nam ngày 18/05/2014

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.