-->

Luật sư tư vấn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau ly hôn

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi ly hôn.

Hỏi: Bố mẹ tôi chia tay nhau đã gần 30 năm lúc đó tôi mới 8 tuổi. Nhà tôi có 4 anh em 1 trai 3 gái anh trai cả lập gia đình khi bố mẹ tôi còn ở với nhau. Sau đó bố mẹ ly hôn tôi còn quá nhỏ nên chẳng hiểu gì cả chỉ biết bố tôi lấy mẹ tôi thì vào ở trên đất của ông bà ngoại. Sau đó bà ngoại tôi chuyển nhượng đất cho bố tôi đứng tên sổ đỏ. Khi ly hôn đất đó được chia cho mẹ tôi nhưng cho đến giờ vẫn chưa chuyển về tên mẹ tôi và giờ mẹ tôi cũng chẳng có một loại giấy tờ gì cả. Tôi ở với mẹ từ nhỏ và giờ có gia đình tôi vẫn ở với mẹ, các chị tôi đi theo bố nhưng được mấy năm cũng quay về với mẹ. Anh trai thì ở riêng nhưng không bao giờ nom dòm đến mẹ. Vì nhà ngoại không có con trai lên mẹ tôi trăn trở và tâm nguyện muốn tôi ở đó để hương khói tiên tổ nhưng nay đất đai chủa rõ ràng. Vậy tôi nhờ luật sư giải thích hộ nhà đất của mẹ tôi và 4 anh em tôi bây giờ được hưởng như thế nào? Và nếu cho tặng cho tôi thì có phải được sự đồng ý của anh chị tôi không? (Hữu Phước - Bắc Ninh)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi ly hôn.

Theo Điểm d Khoản 1 Điều 99 Luật đất đai 2013 thì: “1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành”.

Sau khi ly hôn mảnh đất này đã được Tòa án chia cho mẹ bạn. Thế nên mẹ bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Mẹ bạn có thể đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện để tiến hành thủ tục và mang theo các giấy tờ sau: Quyết định ly hôn; Giấy kê khai nhà đất năm; bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu.

Thứ hai, tặng cho quyền sử dụng đất.

Mảnh đất này là sở hữu riêng của mẹ bạn chứ không phải là của cả hộ gia đình bạn. Vì thế, mẹ bạn có toàn quyền định đoạt đối với mảnh đấy đó. Vậy nên, nếu mẹ bạn muốn tặng bạn mảnh đất này thì không cần phải hỏi ý kiến các anh, chị bạn.

Theo quy định tại điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã".

Như vậy, để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con trước tiên bạn và bố mẹ bạn phải đến một tổ chức công chứng trên địa bản tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên bạn tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.